Các dạng biểu đồ phổ biến trong phân tích kỹ thuật
Phân tích kỹ thuật là việc dựa vào dữ liệu giá cả, khối lượng của tài sản trong quá khứ để dự đoán biến động giá trong tương lai. Để làm được điều đó, trader phải luyện tập một kỹ năng quan trọng là đọc biểu đồ. Có nhiều dạng biểu đồ được sử dụng trong phân tích kỹ thuật chứng khoán, ngoại hối (forex), tiền kỹ thuật số hay hàng hóa… Bài viết này sẽ cung cấp một số khái niệm cơ bản nhất về những biểu đồ phổ biến và được sử dụng thường xuyên.
Tham khảo thêm: Chỉ số độ biến động (Volatility Ratio) là gì? Công thức tính chỉ số độ biến động
Biểu đồ nến Nhật (Candlestick chart)
Có thể nói, trong số các biểu đồ được sử dụng trong phân tích kỹ thuật, biểu đồ nến Nhật là dạng được trader ưa thích nhất. Trong một bài viết gần đây, chúng tôi đã nói khá chi tiết về dạng biểu đồ này, bao gồm cấu tạo của nến, các dạng nến thường gặp, ưu nhược điểm của dạng đồ thị này. Các bạn có thể đọc bài viết đó tại đây. (Note: gắn link bài biểu đồ nến Nhật).
Nhìn vào biểu đồ nến Nhật, nhà giao dịch có thể đọc được rất nhiều thông số. Đơn giản nhất là giá đóng, mở cửa, giá cao nhất và thấp nhất trong một phiên giao dịch. Cao hơn nữa là độ biến động của giá trong phiên – được thể hiện qua bóng nến trên, dưới, hay áp lực của các bên mua/bán – được thể hiện qua độ dài thân nến. Ngoài ra, sự kết hợp của nhiều nến trong biểu đồ cũng giúp nhà giao dịch dự đoán được tín hiệu đảo chiều của thị trường, từ đó có chiến lược giao dịch mang lại hiệu quả tối ưu nhất.
Tham khảo: Những điều cần biết khi nhìn biểu đồ nến Nhật
Biểu đồ thanh (Bar chart)
Biểu đồ thanh cũng cung cấp các thông tin giá đóng, mở cửa, giá cao nhất và thấp nhất trong một phiên giao dịch. Tuy nhiên vì mỗi thanh trên biểu đồ không có phần thân nến và bóng nến như biểu đồ nến Nhật nên khi nhìn vào, nhà giao dịch sẽ khó xác định được các biến động liên quan tới giá cả hơn. Nói cách khác, đây là dạng biểu đồ đơn giản hơn so với biểu đồ nến Nhật, và độ rõ ràng, trực quan của nó cũng kém hơn so với người anh em của mình.
Biểu đồ đường (Line chart)
Với những người chưa quen nhìn vào các biểu đồ phức tạp như biểu đồ nến Nhật hay biểu đồ thanh thì biểu đồ đường sẽ là một lựa chọn thích hợp. Đây gần như là dạng biểu đồ đơn giản nhất được sử dụng trong phân tích kỹ thuật chứng khoán, forex… và khi nhìn vào, trader có thể lập tức nhìn thấy xu hướng giá của tài sản đang chuyển động ra sao. Biểu được được tạo ra bằng cách nối các mức giá đóng cửa trong phiên của tài sản trên các khung thời gian cụ thể vào với nhau.
Nhược điểm của đồ thị đường là nó không thể hiện sự biến động giá trong phiên giao dịch, vì thế nó gần như không giúp ích gì trong việc phân tích, nhất là khi thị trường đang trong các giai đoạn biến động cao.
Biểu đồ núi (Mountain chart)
Biểu đồ núi thực ra là một dạng biến thể của biểu đồ đường. Mức giá được sử dụng trong biểu đồ này cũng giá đóng cửa trong phiên của tài sản. Điểm khác biệt giữa hai loại biểu đồ này là khu vực bên dưới đường giá được đổ màu. Việc này giúp trader nắm được sự tăng trưởng của một khoản đầu tư theo thời gian. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là dễ tạo ra nhầm lẫn, khiến nhà giao dịch tin rằng mức tăng trưởng của tài sản lớn hơn thực tế.
Đọc thêm: Các loại biểu đồ và cách đọc các loại biểu đồ trong chứng khoán
Kết luận
Mỗi loại biểu đồ lại có những ưu, nhược điểm khác nhau. Tùy theo mục đích của mình, trader nên lựa chọn biểu đồ phù hợp để phân tích, từ đó có được những thông tin hữu ích nhất cho chiến lược giao dịch của mình.