spot_img

Chỉ số chứng khoán là gì? Các chỉ số cơ bản quan trọng

Để đạt được kết quả giao dịch chứng khoán tốt nhất, nhà đầu tư phải hiểu rõ về chỉ số chứng khoán. Cũng như những chỉ số cơ bản trong lĩnh vực giao dịch tiềm năng này. Vậy, chỉ số chứng khoán là gì? Đánh giá các ưu nhược điểm của chỉ số trong chứng khoán ra sao? Những chỉ số cơ bản quan trọng được chú ý như thế nào? Ở bài viết dưới đây, Học Chơi Trading sẽ hỗ trợ bạn khám phá cụ thể nhất. Hãy theo dõi và tham khảo nào!

Chỉ số chứng khoán là gì?
Chỉ số chứng khoán là gì?
  1. Tìm hiểu khái quát chỉ số chứng khoán

Việc tìm hiểu chỉ số chứng khoán vô cùng quan trọng. Vì chỉ khi hiểu rõ, nhà đầu tư mới có thể áp dụng hiệu quả vào quá trình giao dịch. Nhờ đó giúp tăng sự thành công và nâng cao lợi nhuận tối ưu hơn.

Xem thêm: Trái phiếu là gì? Sự khác nhau giữa cổ phiếu và trái phiếu

Liên quan đến chỉ số trong chứng khoán, nhà đầu tư nên hiểu về khái niệm, biết về ý nghĩa và nắm rõ một số chỉ số cơ bản quan trọng. Cụ thể:

1.1 Định nghĩa chỉ số chứng khoán

Thuật ngữ chỉ số chứng khoán được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực giao dịch chứng khoán. Nó dùng để phản ánh về giá trị của nhóm cổ phiếu xác thực đang tồn tại trên thị trường.

Giá trị của chỉ số trong chứng khoán sẽ không có sự giới hạn đối với số lượng và loại cổ phiếu trong một nhóm cổ phiếu xác định. Những cổ phiếu sẽ được tập hợp thành nhóm nhằm mục đích sử dụng giao dịch tương tự như công cụ tài chính.

Việc nhóm các cổ phiếu trong chỉ số được áp dụng theo những quy tắc, tiêu chí riêng. Có thể xét cùng ngành, cùng sở hoặc cùng lượng vốn hóa hay cùng lĩnh vực với nhau.

Chỉ số chứng khoán là gì?
Định nghĩa chỉ số chứng khoán

1.2 Ý nghĩa chỉ số chứng khoán

Ý nghĩa của chỉ số trong chứng thể hiện rõ ràng đối với đầu tư. Đặc biệt là trong quá trình nhận định, phân tích và đánh giá nhà đầu tư, nhà nghiên cứu, nhà kinh tế và chính trị gia.

Song song đó, những chỉ số này còn có vai trò quan trọng trong quá trình nhận định giao dịch. Nó hỗ trợ quyết định lệnh giao dịch phù hợp với hiệu suất được đánh giá trên thị trường.

  1. Một số loại chỉ số cơ bản trọng yếu

Khi “bắt tay” vào giao dịch, nhà đầu tư phải nắm rõ một số loại chỉ số cơ bản trọng yếu. Đó bao gồm chỉ số EPS, chỉ số PE, chỉ số ROE & ROA, chỉ số P/B và chỉ số Beta. Chi tiết như sau:

2.1 Chỉ số EPS – Thu nhập dựa vào một cổ phiếu

EPS được viết tắt từ Earning Per Share. Loại chỉ số cơ bản này sẽ thể hiện về lợi nhuận thu được dựa trên giá trị của một cổ phiếu nhất định. EPS cho biết chính xác về khả năng lợi nhuận của công ty thông qua nguồn thu nhập được thể hiện trên từng cổ phiếu lưu hành. Một khi EPS ở mức càng cao thì công ty sẽ có hoạt động sinh lời càng tốt.

Công thức để tính EPS áp dụng như sau:

EPS = (Lợi nhuận trừ thuế – Cổ tức có ưu đãi) / Số cổ phiếu hoạt động

2.2 Chỉ số PE – Hệ số giá dựa vào thu nhập

PE là loại chỉ số cơ bản thể hiện về mối quan hệ về giá cổ phiếu với khoản lãi thu được. Và nó cũng có giá trị xác định dựa vào một cổ phiếu cụ thể. Nếu muốn biết một đồng lời dựa trên cổ phiếu cần tốn bao nhiêu tiền, nhà đầu tư có thể đánh giá chính xác với PE. Một khi PE thấp thì giá cổ phiếu sẽ rẻ đi và trường hợp ngược lại.

Công thức tính PE được áp dụng như sau:

PE = Thị giá của cổ phiếu (Price) / Lợi nhuận 1 cổ phiếu (EPS)

Chỉ số chứng khoán là gì?
Chỉ số PE

2.3 Chỉ số ROE & ROA – Tỷ số lợi nhuận mức ròng

ROE được viết tắt từ Return on Common Equity. Loại chỉ số cơ bản này thể hiện cho tỷ số lợi nhuận mức ròng trên vốn nhà đầu tư. ROE cho biết khả năng có thể sinh lời đối với mỗi đồng vốn cổ đông bỏ ra. Dựa vào ROE, nhà đầu tư sẽ so sánh dễ dàng những cổ phiếu chung ngành. Nhờ vào đó có thể đưa ra quyết định mua và giao dịch hợp lý hơn.

Công thức tính ROE được áp dụng như sau:

ROE = Lợi nhuận trừ thuế cổ đông thường / Vốn cổ phần loại phổ thông

Return on Total Assets là thuật ngữ nguyên của ROA. Loại chỉ số này thể hiện cho tỷ số lợi nhuận mức ròng trên tài sản. ROA cho biết khả năng có thể sinh lời đối với mỗi đồng của tài sản công ty. Một khi ROA ở mức cao thì công ty tất nhiên đạt lợi nhuận mạnh mẽ.

Xem thêm: ICO, IDO, INO, IFO, IPO LÀ GÌ? NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI THAM GIA GIAO DỊCH

Công thức tính ROA được áp dụng như sau:

ROA = Lợi nhuận trừ thuế cổ đông thường / Tổng lượng tài sản công ty

2.4 Chỉ số PB – Giá thực tế/Giá sổ sách

PB là loại chỉ số cơ bản được dùng trong so sánh giữa mức giá cổ phiếu hiện tại và mức giá cổ phiếu ghi sổ. Dựa vào PB có thể tìm được cổ phiếu giá thấp bị “lãng quên” trên thị trường. Lúc này, nhà đầu tư tính toán và cân nhắc chọn đầu tư nếu loại cổ phiếu đó có cơ hội tiềm năng.

Công thức tính PB được áp dụng như sau:

PB = Giá của cổ phiếu / (Tổng giá trị về tài sản – Tài sản hình dung – Nợ)

Chỉ số chứng khoán là gì?
Chỉ số PB

2.5 Chỉ số Beta – Hệ số Beta

Beta được biết đến là loại chỉ số cơ bản trong đo lường biến động giá so với rủi ro của cổ phiếu/danh mục đầu tư.

Theo quy ước, Beta =1 thì thị trường cân bằng. Khi Beta > 1 sẽ dẫn đến rủi ro cao. Và Beta < 1 thì mức rủi ro sẽ thấp đi.

  1. Ưu – nhược điểm của chỉ số trong chứng khoán

Một số ưu – nhược điểm của chỉ số chứng khoán mà trader nên nắm rõ:

Điểm ưu

Điểm nhược

– Đầu tư chỉ số chứng khoán giúp mang lại tỷ suất lợi nhuận tốt và có lãi suất khá đều đặn.

– Mức độ rủi ro với hình thức này tương đối thấp.

– Trader lựa chọn không bị mất nhiều thời gian. Đồng thời an tâm về tính hiệu quả bởi chỉ số thường tập trung vào doanh nghiệp ổn định.

– Thường được đa dạng đối với danh mục tài sản đầu tư, mở ra nhiều cơ hội tiềm năng hơn.

– Với chỉ số trong chứng khoán, khó có thể sinh lời trong khoảng thời gian ngắn và nhanh chóng.

– Vẫn có yếu tố rủi ro. Nếu không có kinh nghiệm, nhà đầu tư vẫn có thể bị lỗ hết vốn.

– Hạn chế việc giao dịch dựa trên thời gian thực tế khi so sánh cùng cổ phiếu.

  1. Một vài chỉ số chứng khoán quen thuộc tại Việt Nam

Không ít các chỉ số chứng khoán đã rất quen thuộc và được lựa chọn giao dịch nhiều tại Việt Nam. Trader nếu mới vào thị trường có thể tham khảo cho mình.

  • Chỉ số chứng khoán của Việt Nam: VN30 (30 công ty đứng đầu thị trường, có cổ phiếu niêm yết trên HOSE), HNX30 (30 cổ phiếu thanh khoản hàng cao nhất).
  • Chỉ số chứng khoán của Hoa Kỳ: S&P 500 (500 công ty vốn hóa lớn nhất ở Mỹ), NASDAQ 100 (100 công ty lớn nhất thuộc sàn Nasdaq).
  • Chỉ số chứng khoán của Châu Á: N225 (225 công ty vốn hóa lớn nhất ở Nhật Bản), Hang Seng Index (50 công ty lớn nhất thị trường Hong Kong).
  • Chỉ số chứng khoán của Châu Âu: FTSE 100 Index (100 công ty lớn nhất sàn London), DAX (30 cổ phiếu nhóm Blue chip thuộc sàn Frankfurt), CAC 40 (40 công ty vốn hóa lớn nhất ở Pháp), EURO 50 (50 cổ phiếu thanh khoản cao nhất từ STOXX).

Xem thêm: Whitepaper là gì? Tầm quan trọng của nó trong đầu tư Crypto

  1. Kết luận

Một số thông tin tìm hiểu khái quát về chỉ số chứng khoán. Bên cạnh đó là giới thiệu về những chỉ số cơ bản quan trọng hiện nay. Cũng như lưu ý về các thế mạnh và hạn chế của chỉ số trong giao dịch. Tất cả đều được cập nhật chi tiết ở nội dung trên. Các nhà đầu tư nếu mới làm quen với đầu tư chứng khoán nên tham khảo kỹ càng cho mình.

Duy Thanh

Học chơi trading

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
spot_img
BÀI VIẾT MỚI
spot_img