Động thái suy yếu của Bitcoin (BTC) trong vài ngày qua được coi là sự hạ nhiệt cần thiết sau nhiều tuần đồng tiền số này rơi vào trạng thái quá mua. Đà giảm của BTC đã kéo các đồng tiền số lớn khác, trong đó có Ethereum (ETH) và Ripple (XRP) cùng đi xuống, khi thị trường đang chuẩn bị sẵn sàng cho hai tuần cuối cùng của năm 2023.
Giá Bitcoin có thể tăng khi thời hạn phê duyệt quỹ ETF giao ngay tới gần
Bitcoin (BTC) đang cố gắng phục hồi trong bối cảnh các công ty nộp đơn đăng ký thành lập quỹ ETF Bitcoin giao ngay, gần đây nhất là Bitwise và BlackRock, đang nỗ lực làm việc với Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) để thúc đẩy cơ quan này phê duyệt hồ sơ.
Với việc giữ vững ngưỡng hỗ trợ tại mức tâm lý 40.000 USD, giá BTC có thể tăng lên, đối đầu với vùng cung trong khoảng từ 44.074 USD đến 47.488 USD trên khung thời gian 3 ngày. Một nến đóng cửa trên ngưỡng trung bình (đường giữa) của khối lệnh này sẽ xác nhận sự tiếp tục của xu hướng tăng. Trong trường hợp đó, giá BTC có thể tăng 10% so với mức hiện tại.
Áp lực mua gia tăng, đủ để biến vùng cung thành một công cụ phá vỡ tăng giá trên mức 48.000 USD, sẽ tạo tiền đề cho BTC kiểm tra mức tâm lý 50.000 USD. Trong trường hợp tích cực, BTC có thể giành lại mức cao nhất vào tháng 11 năm 2021 là trên 69.000 USD.
Các chỉ báo kỹ thuật hỗ trợ triển vọng tăng giá, với Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) đang tăng trở lại. Cùng với đó, Chỉ báo Awesome Oscillators (AO) và Phân kỳ hội tụ trung bình động (MACD) vẫn nằm trong vùng tích cực, cho thấy phe bò đang nắm quyền kiểm soát thị trường.
Ngược lại, nếu vùng cung tiếp tục được giữ vững với vai trò là một khối kháng cự, giá BTC có thể tiếp tục suy yếu. Một nến đóng cửa dưới mức 37.800 USD trên khung thời gian 3 ngày sẽ làm mất hiệu lực triển vọng tăng giá tổng thể.
Giá Ethereum bảo vệ mức hỗ trợ 2.147 USD
Ethereum (ETH) đang bảo vệ mức hỗ trợ quan trọng 2.147 USD, một tuyến phòng thủ mà nếu được giữ vững, nó có thể thúc đẩy giá ETH tăng 7% lên 2.293 USD.
Giống như BTC, chỉ báo RSI của ETH cũng đang cho thấy động lượng mạnh mẽ khi phe bò tăng cường sự hiện diện trên thị trường. Cùng với đó, chỉ báo AO và MACD đều đang trong vùng tích cực. Nếu các tín hiệu này được duy trì, ETH có thể sớm quay trở lại bên trong kênh song song tăng dần, nơi xu hướng tăng giá sẽ được khôi phục.
Ngược lại, áp lực bán gia tăng có thể khiến ETH tiếp tục giảm, kiểm tra vùng cung hồi tháng 4, nay đóng vai trò là công cụ phá vỡ xu hướng tăng giá. Giá phá vỡ và đóng cửa dưới đường giữa của khối lệnh này ở mức 2.075 USD trên khung thời gian 3 ngày sẽ xác nhận giá đang trong xu hướng giảm.
Áp lực bán gia tăng có thể đẩy ETH kiểm tra mức hỗ trợ 1.935 USD. Một nến đóng cửa dưới mức này sẽ làm mất hiệu lực triển vọng tăng giá.
Giá Ripple có thể phục hồi trong bối cảnh hỗ trợ gia tăng
Giá Ripple (XRP) có thể đảo chiều quanh vùng hợp lưu giữa đường trung bình động đơn giản (SMA) 50 ngày và đường ngang ở mức 0,5573 USD để mở rộng quy mô phục hồi. Trước đó, giá đã giảm 18% sau khi bị từ chối tại vùng cung từ ngày 6 tháng 11 trên khung thời gian 3 ngày. Vùng này kéo dài từ mức 0,6447 USD đến 0,6885 USD.
Giá đột phá và đóng cửa trên đường giữa của khối lệnh này ở mức 0,6678 USD sẽ xác nhận xu hướng tăng, tạo tiền đề để XRP tăng lên ngưỡng 0,7333 USD.
Nếu phá vỡ rào cản này, XRP có thể tiến vào vùng cung tháng 7 kéo dài từ 0,7322 USD đến 0,7990 USD. Một nến đóng cửa trên đường giữa của khu vực này ở mức 0,7667 USD sẽ xác nhận sự tiếp tục của xu hướng tăng cho XRP.
Tuy nhiên, chỉ báo RSI đang đi xuống, cho thấy động lượng của XRP đang suy yếu. Nếu phe bán chiếm quyền kiểm soát thị trường, XRP có thể kéo dài đà giảm. Nến đóng cửa dưới mức hỗ trợ 0,5773 USD sẽ vô hiệu hóa luận điểm tăng giá trên.
Nếu giá tiếp tục giảm, XRP có thể biến đường SMA 100 ngày (tại 0,5306 USD) thành hỗ trợ. Trong trường hợp tệ hơn, giá có thể kiểm tra lại ngưỡng hỗ trợ 0,4595 USD.
Đỗ Hiền – theo fxstreet