GBP/USD chỉ ghi nhận những biến động nhẹ trong bối cảnh không có chỉ số kinh tế quan trọng nào của Vương quốc Anh được công bố. Đồng USD hiện vẫn đang hưởng lợi từ sự khác biệt về chính sách tiền tệ giữa Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và Ngân hàng Trung ương Anh (BOE).
Xem thêm: GBP/USD duy trì ở trên ngưỡng 1,2100 bất chấp dữ liệu GDP yếu
Sau khi thị trường tài chính Vương quốc Anh mở cửa trở lại sau kỳ nghỉ lễ, GBP đã nhận được một số sự hỗ trợ nhất định, trong bối cảnh giới đầu tư đang dồn sự chú ý vào các động thái nới lỏng chính sách phòng dịch COVID-19 tại Trung Quốc, và việc chính phủ Anh kết thúc công bố số liệu thống kê về COVID-19.
Tuy nhiên, việc nới lỏng các biện pháp phòng chống COVID-19 ở Trung Quốc có thể dẫn đến nhu cầu tiêu thụ lớn hơn, làm gia tăng áp lực lạm phát và buộc các ngân hàng trung ương phải có thêm hành động. Căn cứ vào môi trường kinh tế hiện tại và triển vọng, ,ột tình huống như vậy sẽ làm thay đổi sự phân kỳ chính sách tiền tệ theo hướng có lợi hơn cho FED và đồng USD.
Để tỷ giá GBP/USD phục hồi mạnh hơn từ mức 1,20, các nhà đầu tư sẽ cần nhiều bình luận cứng rắn hơn từ giới chức BOE. Tuy nhiên, trong khi áp lực lạm phát tại Anh đã phần nào lắng dịu, các đợt tăng lãi suất tiếp theo của BOE có thể làm trầm trọng thêm những khó khăn của nền kinh tế.
Hồi tháng trước, BOE đã cảnh báo rằng Vương quốc Anh đang phải đối mặt với cuộc suy thoái kéo dài nhất từng được ghi nhận. Việc điều chỉnh giảm số liệu GDP quý III có thể buộc BOE phải tạm dừng thắt chặt chính sách tiền tệ và đánh giá lại tác động của các đợt tăng lãi suất gần đây đối với nền kinh tế.
Việc không có quan chức cấp cao nào của BOE phát biểu trong ngày hôm nay, khiến tỷ giá GBP/USD phụ thuộc vào tâm lý rủi ro của thị trường.
Tại Mỹ, những thông tin đáng chú ý nhất sắp được công bố là dữ liệu về lĩnh vực bất động sản. Tuy nhiên, trừ trường hợp xảy ra biến động lớn, doanh số nhà chờ bán của tháng 11 sẽ không có nhiều tác động đối với GBP/USD.
Những lo ngại về rủi ro sẽ vẫn là động lực chính của thị trường, trong bối cảnh các nhà đầu tư đang chờ đợi những tuyên bố mới từ các thành viên Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) – cơ quan hoạch định chính sách của FED. Sau kỳ nghỉ lễ, thị trường cũng sẽ chờ đợi các số liệu PMI và lạm phát mới nhất của khu vực tư nhân.
Hành động giá GBP/USD
Tại thời điểm viết bài, GBP đã tăng 0,09% lên mức 1,20246 USD. Trước đó, cặp tỷ giá đã ghi nhận những diễn biến trái chiều trong ngày, có lúc tăng lên mức cao nhất lúc đầu phiên là 1,20314 trước khi giảm xuống mức thấp nhất là 1,20017.
Chỉ báo kỹ thuật
Tỷ giá GBP/USD cần vượt qua điểm xoay 1,2043 để hướng tới mức kháng cự chính đầu tiên (R1) ở ngưỡng 1,2083. Việc quay trở lại ngưỡng 1,2050 sẽ báo hiệu một phiên tăng giá. Tuy nhiên, đồng bảng Anh sẽ cần một phiên chấp nhận rủi ro để hỗ trợ cho một bước đột phá.
Trong trường hợp có một đợt phục hồi kéo dài, tỷ giá GBP so với USD có thể sẽ kiểm tra mức kháng cự ở ngưỡng 1,21, và tiếp tục hướng tới mức kháng cự chính thứ hai (R2) ở ngưỡng 1,2153. Mức kháng cự chính thứ ba của cặp tỷ giá nằm ở ngưỡng 1,2263.
Nếu không thể vượt qua điểm xoay 1,2043, cặp tỷ giá sẽ hướng tới Mức hỗ trợ chính đầu tiên (S1) ở ngưỡng 1,1973. Trong trường hợp nhà đầu tư bán tháo do lo sợ rủi ro, GBP/USD sẽ tiếp tục hướng tới Mức hỗ trợ chính thứ hai (S2) ở ngưỡng 1,1933 và Mức hỗ trợ chính thứ ba (S3) ở ngưỡng 1,1823.
Nhìn vào các đường EMA và biểu đồ 4 giờ, có thể thấy các đường EMA đang gửi đi tín hiệu giảm giá. GBP/USD nằm dưới đường EMA 50 ngày, hiện ở mức 1,21017. Tiếp sau đường chéo giảm giá vào thứ Hai, đường EMA 50 ngày đã giảm trở lại từ đường EMA 100 ngày, với đường EMA 100 ngày thu hẹp về đường EMA 200 ngày, cho thấy tín hiệu giảm giá.
Việc cặp tỷ giá di chuyển qua R1 (1,2083) sẽ đưa các EMA 50 ngày (1,21017) và 100 ngày (1,21153) vào cuộc. Một sự đột phá từ đường EMA 50 ngày sẽ gửi tín hiệu tăng giá. Tuy nhiên, việc GBP/USD giảm qua đường EMA 200 ngày (1,20211) sẽ hỗ trợ cặp tỷ giá trượt qua mức S1 (1,1973) và hướng tới mức $1,1950.
Thanh Hiệp – Học chơi trading