GBP/USD hướng tới mức giảm sâu, USD/JPY đánh mất đà tăng
Cặp tỷ giá GBP/USD được dự báo có khả năng giảm sâu hơn xuống dưới ngưỡng 1,1860 do những lo ngại về lạm phát tại Mỹ. Trong khi đó, USD/JPY đã tạm chấm dứt xu hướng tăng kéo dài trong suốt 6 ngày qua.

Xem thêm
- Lạm phát Nhật Bản đạt đỉnh 8 năm, USD/JPY hướng tới 140?
- USD/JPY đối mặt với nhiều áp lực giảm giá trong tháng 8
- USD/JPY: dữ liệu kinh tế Nhật Bản khó thúc đẩy được đồng Yên
- Các dữ liệu kinh tế Mỹ gia tăng áp lực bán đối với USD/JPY rơi xuống mức thấp là 136,30
Trong phiên giao dịch ngày thứ Ba (12/7) tại thị trường châu Á, GBP/USD dao động ở quanh mức 1,1860 – mức đáy của 2 năm. Cặp tỷ giá được dự báo sẽ tiếp tục phải đối mặt với áp lực bán ra lớn hơn nữa, khi giới đầu tư trên toàn thị trường forex có xu hướng đầu tư vào đồng USD và giảm nắm giữ các loại tiền tệ rủi ro, do lo ngại về áp lực lạm phát gia tăng tại Mỹ.
Giới đầu tư đang chờ đợi các số liệu lạm phát mới của Mỹ trong tháng 6, dự kiến được công bố vào ngày thứ Tư. Các chuyên gia dự báo, tỷ lệ lạm phát sẽ ghi nhận mức tăng 8,8% so với cùng kỳ năm ngoái, nhỉnh hơn mức 8,6% trong tháng 5. Tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát lõi (không bao gồm giá lương thực thực phẩm và năng lượng) trong tháng 6 dự kiến sẽ chỉ tăng 5,7% so với cùng kỳ năm ngoái, chậm hơn so với mức 6% trong tháng 5. Điều này cho thấy, sự biến động mạnh của giá lương thực thực phẩm và nhiên liệu đang là động lực chủ yếu cho sự gia tăng lạm phát tại nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Việc tỷ lệ lạm phát tiếp tục tăng nhanh hơn, sẽ làm xói mòn thu nhập thực tế của người dân Mỹ. Trong khi đó, mức thu nhập bình quân tính theo giờ trong tuần trước cũng đã ghi nhận sự suy giảm. Đây sẽ là mối đe dọa lớn đối với nhiều hộ gia đình tại Xứ cờ hoa.
Còn tại Vương quốc Anh, sự tập trung của thị trường đang đổ dồn vào các dữ liệu kinh tế, dự kiến sẽ được công bố trong ngày thứ Tư. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trung bình 3 tháng kết thúc vào tháng 5, được dự báo đạt mức tăng 0%, giảm tốc nhẹ so với mức tăng 0,2% trong tháng 4. Sản lượng công nghiệp trong tháng 5 được dự báo sẽ ghi nhận mức giảm theo năm là 0,3%, sau khi đã tăng 0,7% trong tháng 4. Áp lực lạm phát gia tăng được coi là nguyên nhân chính khiến nền kinh tế Anh phải đối mặt với nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, tình hình chính trị tại Xứ sở sương mù hiện vẫn đang phải đối mặt với nhiều bất ổn, sau khi Thủ tướng Boris Johnson tuyên bố từ chức và cuộc đua vào vị trí lãnh đạo đảng Bảo thủ cầm quyền đang ngày càng quyết liệt.
TỔNG QUAN | ||
Giá gần đây trong ngày | 1,1868 |
|
Mức thay đổi trong ngày | -0,0026 |
|
Mức thay đổi trong ngày (%) | -0,22 |
|
Giá mở cửa trong ngày | 1,1894 |
|
XU HƯỚNG | |
SMA 20 ngày | 1,2144 |
SMA 50 ngày | 1,2331 |
SMA 100 ngày | 1,2708 |
SMA 200 ngày | 1,3107 |
CÁC NGƯỠNG GIÁ | |
Đỉnh ngày trước | 1,2039 |
Đáy ngày trước | 1,1866 |
Đỉnh tuần trước | 1,2165 |
Đáy tuần trước | 1,1876 |
Đỉnh tháng trước | 1,2617 |
Đáy tháng trước | 1,1934 |
Fibonacci 38,2% trong ngày | 1,1932 |
Fibonacci 61,8% trong ngày | 1,1973 |
Điểm xoay trong ngày S1 | 1,1828 |
Điểm xoay trong ngày S2 | 1,1761 |
Điểm xoay trong ngày S3 | 1,1656 |
Điểm xoay trong ngày R1 | 1,2 |
Điểm xoay trong ngày R2 | 1,2105 |
Điểm xoay trong ngày R3 | 1,2172 |
Áp lực ép giá từ phe bán đã khiến USD/JPY quay đầu giảm, từ mức cao nhất kể từ năm 1998 trong phiên giao dịch đầu tuần xuống vùng 137,00 trong phiên giao dịch ngày hôm nay tại châu Á. Lần đầu tiên sau 6 ngày tăng liên tiếp, cặp USD/JPY ghi nhận xu hướng giảm theo ngày, khi rút lui khỏi đường kháng cự dốc lên nối từ cuối tháng 6.
Nhịp hồi mới nhất của cặp yên Nhật cũng được hỗ trợ khi chỉ báo RSI (14) gần như quá mua và MACD lại phát tín hiệu giảm.
Tuy nhiên, đường hỗ trợ 5 tuần tuổi gần mốc 136,10 ngay trước ngưỡng 136,00 sẽ hạn chế đà giảm ngắn hạn của USD/JPY. Đường DMA 20 ở khoảng 135,50 cũng đóng vai trò hạn chế lực bán ngắn hạn.
Một điều nhà đầu tư cần lưu ý là nếu giá phá thủng xuống dưới ngưỡng 135,50, cặp tỷ giá có thể bị kéo xuống sâu hơn nữa, hướng tới mức đáy 131,50 được thiết lập hồi giữa tháng 6.
Ngược lại, nếu giá bứt phá lên trên đường kháng cự gần đó ở mức 137,50, xác suất xảy ra xu hướng tăng giá sẽ cao hơn. Trong trường hợp đó, vùng tâm lý 140,00 và mức đỉnh 141,94 thiết lập hồi giữa năm 1991 sẽ trở thành tâm điểm thu hút chú ý của giới đầu tư.
Nhìn chung, USD/JPY được dự báo vẫn trong xu hướng tăng giá nhưng cũng chưa thể loại trừ khả năng cặp tỷ giá điều chỉnh giảm trở lại.
TỔNG QUAN | ||
Giá gần đây trong ngày | 137,23 |
|
Mức thay đổi trong ngày | -0,20 |
|
Mức thay đổi trong ngày (%) | -0,15% |
|
Giá mở cửa trong ngày | 137,43 |
|
XU HƯỚNG | |
SMA 20 ngày | 135,53 |
SMA 50 ngày | 132,14 |
SMA 100 ngày | 126,97 |
SMA 200 ngày | 120,61 |
CÁC NGƯỠNG GIÁ | |
Đỉnh ngày trước | 137,75 |
Đáy ngày trước | 135,99 |
Đỉnh tuần trước | 136,56 |
Đáy tuần trước | 134,78 |
Đỉnh tháng trước | 137 |
Đáy tháng trước | 128,65 |
Fibonacci 38,2% trong ngày | 137,08 |
Fibonacci 61,8% trong ngày | 136,66 |
Điểm xoay trong ngày S1 | 136,36 |
Điểm xoay trong ngày S2 | 135,29 |
Điểm xoay trong ngày S3 | 134,59 |
Điểm xoay trong ngày R1 | 138,13 |
Điểm xoay trong ngày R2 | 138,83 |
Điểm xoay trong ngày R3 | 139,9 |