spot_img

Hệ luỵ từ cuộc xung đột vũ trang Nga – Ukraine khiến tình trạng lạm phát gia tăng

Thế giới vừa phải trải qua một trận dịch kinh hoàng kéo dài kể từ năm 2021 dẫn đến sự trì trệ trong các hoạt động sản xuất kinh doanh. Vào đầu năm 2022, khi đại dịch được kiểm soát, kỳ vọng sự phục hồi trở lại của nền kinh tế được đánh giá cao, cuộc xung đột vũ trang nổ ra giữa hai nước xuất khẩu lớn Nga – Ukraine lần nữa kéo nền kinh tế toàn cầu đi vào bế tắc.

Hệ luỵ từ cuộc xung đột vũ trang Nga - Ukraine khiến tình trạng lạm phát gia tăng
Hệ luỵ từ cuộc xung đột vũ trang Nga – Ukraine

Hệ luỵ từ cuộc xung đột vũ trang Nga – Ukraine

Tỷ lệ lạm phát đang ngày càng tăng cao ở nhiều quốc gia trên thế giới là minh chứng rõ ràng nhất cho những tác động địa chính trị Nga – Ukraine mang lại. Giá cả hàng hoá các loại hàng xuất khẩu từ hai quốc gia này bỗng chốc leo thang sau khi Nga bị liên minh châu u giáng một loạt các lệnh trừng phạt kinh tế. Hàng hoá cũng trở nên khan hiếm, đặc biệt là dầu mỏ, phân bón và lương thực.

Giá dầu tăng cao chóng mặt là một trở ngại lớn đối với các quốc gia đang phát triển, phụ thuộc vào nguồn cung dầu mỏ từ các nước xuất khẩu lớn. Hiệu ứng ảnh hưởng dây chuyền từ việc chi phí các dịch vụ Logistic vận chuyển hàng hóa tăng cao dẫn đến tình trạng tăng giá đồng loạt trên thị trường. Trong khi tỷ trọng tăng trưởng kinh tế thế giới đang ở mức suy giảm một cách nghiêm trọng. Nhiều quốc gia trên thế giới đang ở trạng thái báo động đỏ về tình trạng phát.

Ngày 5/5 Cơ quan thống kê quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ công bố, tỷ lệ lạm phát chính thức của nước này đã lên mức gần 70% trong tháng 4, mức cao nhất kể từ khi đảng Công lý và Phát triển (AKP) lên nắm quyền vào năm 2002. Cụ thể, vào tháng 4, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng 69,97% so với cùng kỳ năm ngoái. Chi phí vận chuyển tăng mạnh nhất ở mức 105,9%, giá thực phẩm và các đồ uống không cồn tăng 89,1%. Đồng tiền lira mất giá giảm 55% so với đồng USD, đồng thời cũng khiến các nhà đầu tư quay lưng lại với quốc gia này. Quốc gia này cũng cho rằng cần giảm lãi suất để giảm bớt sức nóng lạm phát do sự trượt giá của đồng tiền và chi phí tăng cao quá mức kiểm soát.

Nước Anh cũng đang phải đối mặt với trình trạng bão giá giá cả hàng hoá trong tháng 4, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm ngoái, đánh giá tỷ lệ lạm phát cao mức kỷ lục kể từ tháng 9/2011. Ngày 4-5, Hiệp hội Bán lẻ Anh (BRC) cho biết lạm phát phi thực phẩm tăng 2,2% trong tháng 4, ở mức cao nhất kể từ 2006. Lạm phát thực phẩm tăng 3,5%, mức cao nhất kể từ tháng 3-2013.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) vào 5/5 cũng đã công bố quyết định tăng lãi suất với mức cao nhất 50 điểm, nhằm hạn chế mức tăng trưởng của lạm phát. Đây cũng là mức tăng lãi suất kỷ lục của FED.

Xem thêm

Hệ luỵ từ cuộc xung đột vũ trang Nga - Ukraine
Lạm phát thực phẩm tăng 3,5%

Cuộc xung đột vũ trang giữa hai quốc gia xuất khẩu lớn trên thế giới đã ảnh hưởng rất nghiệm trọng không chỉ ở khu vực Châu u mà lan rộng lên hệ thống kinh tế toàn cầu. Song song với nỗi lo ngại về tình trạng lạm phát kinh tế tăng cao, vấn để khủng hoảng thiếu nguồn cung lương thực thực phẩm cũng đang là mối lo ngại đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Theo thống kê, Nga hiện đang là quốc gia xuất khẩu dầu mỏ khí đốt lớn thứ 3 thế giới, xuất khẩu lúa mì phân bón đứng ở vị trí thứ nhất. Ukraine đứng thứ nhất về xuất khẩu dầu hướng dương. Sự ngưng trệ nguồn cung hàng hoá đến từ hai quốc gia này thực sự là mối đe dọa lên kinh tế toàn cầu, đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển.
Nhiều quốc gia đang chuẩn bị phương án dự phòng bằng việc hạn chế xuất khẩu các mặt hàng dự trữ, nhằm đảm bảo nguồn cung lâu dài trong nước.

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
spot_img
BÀI VIẾT MỚI
spot_img