spot_img

Hỗ trợ và kháng cự trong phân tích chứng khoán

Hỗ trợ (Support) và Kháng cự (Resistance) là hai khái niệm cơ bản mà hầu như mọi nhà giao dịch đều phải tìm hiểu khi “chân ướt chân ráo” bước lên con đường giao dịch.

Nhưng có lẽ vì nó quá cơ bản nên nhiều trader mới vào nghề thường có tâm lý lướt qua cho nhanh để dành thời gian tìm hiểu những kiến thức mà họ cho là quan trọng hơn, giúp nhanh chóng thu được lợi nhuận hơn.

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ bản chất của Hỗ trợ và Kháng cự trong phân tích chứng khoán nói riêng và các tài sản giao dịch nói chung.

Hỗ trợ kháng cự
Hỗ trợ kháng cự

Một trong những phương pháp giao dịch cổ điển và lâu đời nhất vẫn đang tồn tại cũng như được đa số các nhà đầu tư ở mọi trình độ sử dụng là giao dịch với Hỗ trợ – Kháng cự. Chính vì thế, không có gì ngạc nhiên khi nó là trường phái dịch phổ biến nhất trên các thị trường chứng khoán, forex, vàng, tiền kỹ thuật số…

Hầu hết các trader khi được hỏi “Hỗ trợ và Kháng cự là gì?” đều có thể đưa ra một câu trả lời: đó là các mức đỉnh và đáy nơi xu hướng giá đảo chiều. Câu trả lời này không sai song nếu tìm hiểu kỹ hơn, chúng ta sẽ nhận ra rằng Hỗ trợ và Kháng cự chứa nhiều thông tin hơn thế.

Trước hết, chúng ta cần phải hiểu rõ: Hỗ trợ và Kháng cự là một vùng giá, thay vì là một mức giá cụ thể. Những người đã quen sử dụng biểu đồ nến Nhật có thể dễ dàng nhận ra điều này. Trên biểu đồ này, vùng kháng cự là khoảng cách giữa mức giá cao nhất đến giá đóng/mở cửa, còn vùng hỗ trợ là khoảng cách giữa mức giá thấp nhất đến giá đóng/mở cửa. Nói cách khác, Hỗ trợ và Kháng cự được hình thành bởi tập hợp các điểm ở gần nhau. Giá tài sản có thể đảo chiều khi chạm bất cứ điểm nào trong vùng giá đó nên không thể có một mức giá cụ thể.

Định nghĩa Hỗ trợ (Support) và Kháng cự (Resistance)

Hỗ trợ và kháng cự trong phân tích chứng khoán
Hỗ trợ và kháng cự trong phân tích chứng khoán
Hỗ trợ và kháng cự trong phân tích chứng khoán
Dạng biểu đồ

Hỗ trợ (Support)

Hỗ trợ là vùng giá mà tại đây giá đang xuống thấp, song vì lực mua lớn hơn lực bán nên giá không thể giảm sâu hơn và sẽ đảo chiều tăng trở lại. Việc giá bật lên sẽ giúp hình thành một “đáy”.

Các nhà giao dịch thường có xu hướng mua vào mỗi khi giá giảm về gần Hỗ trợ, hay như chúng ta vẫn gọi là “mua bắt đáy” với kỳ vọng sẽ thu được lợi nhuận khi giá tăng trở lại.

Trong trường hợp lực mua kém hơn lực bán, giá sẽ tiếp tục giảm sâu và xuyên thủng Hỗ trợ, còn gọi là “thủng đáy”. Khi đó, giá lao dốc và một Hỗ trợ mới thấp hơn sẽ được thiết lập.

Kháng cự (Resistance)

Ngược lại với Hỗ trợ, Kháng cự là vùng giá mà tại đây giá đang tăng lên, song vì lực bán lớn hơn lực mua nên giá không thể tăng cao hơn nữa và sẽ đảo chiều giảm trở lại. Việc giá thoái lui sẽ giúp hình thành một “đỉnh”.

Các nhà giao dịch thường có xu hướng chốt lời mỗi khi giá gần tới Kháng cự, với kỳ vọng sẽ bảo toàn lợi nhuận trước khi giá giảm trở lại.

Trong trường hợp lực bán kém hơn lực mua, giá sẽ tiếp tục tăng lên và phá vỡ Kháng cự. Khi đó, một Kháng cự mới cao hơn sẽ được thiết lập.

Lưu ý một điểm, Hỗ trợ và Kháng cự là các vùng giá trong quá khứcó xu hướng lặp lại trong tương lai. Chính bản chất lặp lại theo chu kỳ này là căn cứ để các trader xác định xu hướng giá, từ đó xác định các điểm vào lệnh mua/bán trong chiến lược giao dịch của mình.

Ngoài ra, do bản chất biến động thường xuyên của giá tài sản nên khi đột phá xảy ra, vùng Hỗ trợ có thể trở thành vùng Kháng cự và ngược lại. Những người tham gia thị trường có thể theo sát những biến động này để tận dụng cơ hội đặt lệnh nhằm đạt được hiệu quả giao dịch cao nhất.

Làm thế nào để xác định Hỗ trợ và Kháng cự?

Thực tế, Hỗ trợ và Kháng cự được xác định không chỉ do yếu tố khách quan từ biến động giá tài sản mà còn mang tính chủ quan của mỗi nhà giao dịch. Như đã đề cập ở trên, Hỗ trợ và Kháng cự là một vùng giá, bao gồm một tập hợp các điểm khác nhau, ì thế việc sử dụng một trị số khác nhau cũng sẽ dẫn tới kết quả khác nhau.

Ngoài việc sử dụng khoảng giá từ thân nến tới râu/bóng nến trong biểu đồ nến Nhật như đã nói ở trên, chúng ta còn có nhiều cách xác định Hỗ trợ và Kháng cự khác nhau.

Xem thêm

Đường xu hướng (Trendline)

Đường xu hướng (trendline) được xác định bằng cách nối 2 đỉnh hoặc đáy giá trong một khoảng thời gian nhất định. Đường trendline hình thành từ việc nối 2 đáy sẽ đóng vai trò là Hỗ trợ, và trendline hình thành từ việc nối 2 đỉnh sẽ đóng vai trò là Kháng cự.

Đường xu hướng (Trendline)
Đường xu hướng (Trendline)

Biểu đồ đường

Các nhà giao dịch không quen với sự phức tạp của biểu đồ nến Nhật có thể sử dụng biểu đồ đường (line chart). Biểu đồ này được xác định bằng cách nối các mức giá đóng cửa trên một khung thời gian nhất định. Khi đó, vùng kháng cự (vùng cao nhất) và vùng hỗ trợ (vùng thấp nhất) sẽ được xác định bởi các mức đỉnh và đáy của biểu đồ.

Các đường trung bình động (MA)

Hỗ trợ và Kháng cự có thể được xác định thông qua việc sử dụng các đường trung bình động (Moving Average/MA) trong ngắn hạn. Khi đó, các kháng mức kháng cự sẽ nằm dưới đường trung bình và hỗ trợ sẽ nằm trên đường trung bình.

Các đường trung bình động (MA)
Các đường trung bình động (MA)

Các ngưỡng tâm lý

Có một điều dễ nhận thấy trên thị trường là Hỗ trợ và Kháng cự thường trùng với các mức giá tròn. Ví dụ trong thị trường vàng hiện tại, ngưỡng tâm lý quan trọng là 1.800 USD đang đóng vai trò hỗ trợ, hay trên thị trường tiền số, ngưỡng 20.000 USD đang là hỗ trợ quan trọng cho Bitcoin. Các ngưỡng này được xác định một cách chủ quan, do về mặt tâm lý, con người thường có xu hướng làm tròn số để làm gọn thông tin.

Học chơi trading

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
spot_img
BÀI VIẾT MỚI
spot_img