Thêm một chỉ số CPI tháng 0.4% nữa, và lạm phát toàn phần đã được tăng lên mức 3.5%.
Khả năng lãi suất hạ trong tháng Sáu có vẻ không khả thi, cân nhắc đến mục tiêu lạm phát của Fed là 2%.
Đồng đô-la Mỹ đã tăng thêm 0.9% và nhanh chóng tiến gần đến mức cao nhất trong năm 2024.
Lợi suất trái phiếu ở Mỹ đã đột phá lên ngưỡng cao trong năm, trong khi thị trường chứng khoán giảm mạnh.
Phiên giao dịch ngày thứ Tư bao hàm nhiều nhân tố xúc tác, từ cuộc họp RBNZ trong phiên giao dịch châu Á cho đến cuộc họp của BoC sau khi thị trường Mỹ mở cửa. Tuy nhiên, chính việc công bố CPI của Mỹ mới là nhân tố thúc đẩy thị trường toàn cầu, khi một thông tin cấp thiết khác khiến thị trường chứng khoán xuống thấp hơn, đồng thời khiến đồng đô-la Mỹ cùng lợi suất trái phiếu tăng cao. Lợi suất trái phiếu 10-năm hiện đã tăng lên 4.5% mức cao nhất cả năm 2024.
Lạm phát ở Mỹ phục hồi trở lại
Chỉ số CPI toàn phần được cho là giảm nhẹ so với mức 0.4% của tháng trước, xuống còn 0.3%, vẫn được cho là đáng lo ngại nhưng có lẽ không đủ để thay đổi ý định của Fed để hạ lãi suất trong tháng Sáu. Tuy nhiên, dữ liệu công bố hôm thứ Tư cho thấy nó vẫn ở mức 0.4% trong tháng thứ ba liên tiếp. Điều này khiến cho số liệu tăng lên mức 3.5% đáng lo ngại. Số liệu hàng năm tăng tới 4.8%. Điều này khiến cho việc cắt giảm vào tháng Sáu không còn thuyết phục và khiến thị trường chao đảo.
“Lạm phát Mỹ đạt ở mức 0.4% so với trước tháng trước đó trong ba tháng liên tiếp, cao hơn gấp đôi mức mà chúng tôi cần đạt để đưa lạm phát xuống còn 2% so với năm trước. Các kỳ vọng giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang trong tháng Sáu đã không còn, khi câu chuyện giữ lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn vẫn vững chắc. Tháng Chín sẽ là cơ hội sớm nhất cho bất kỳ quyết định nới lỏng chính sách nào,” ING dự đoán.
Fed đã kiên quyết giữ trạng thái ôn hòa trước dữ liệu việc làm quá nóng và lạm phát cao hơn, nhưng đây có thể là giọt nước tràn ly và buộc họ vào một vị thế ‘chờ và quan sát’ mang tính diều hâu hơn. Gia tăng lãi suất không thực sự là một lựa chọn, nhưng nếu xu hướng lạm phát hiện tại tiếp tục hoặc thậm chí tăng cao, họ có thể trở lại chương trình nghị sự vào cuối năm nay.
Ít nhất, quyết định cắt giảm lãi suất vào tháng Sáu có vẻ như sẽ bị lùi lại. Thị trường đã đoán định sẽ giảm 15 điểm cơ bản trước khi dữ liệu CPI được công bố, nhưng hiện nay ước tính này chỉ còn 5 điểm cơ bản. Những kỳ vọng ‘duy trì lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn’ đã quay trở lại và đưa lợi suất trái phiếu dài-hạn lên mức cao mới trong năm 2024. Đáng ngạc nhiên là đồng đô-la Mỹ tuy đã tăng lên nhưng vẫn thấp hơn mức đỉnh được hình thành trong tháng Hai và đầu tháng Tư, bất chấp động thái mạnh mẽ trong ngày thứ Tư.
Nguyên nhân lạm phát
Có một sự thay đổi lớn trong các yếu tố cơ bản của CPI. Chỉ số giá năng lượng đã tăng 1.1% do giá dầu tăng, nhưng đây không phải là nhân tố thúc đẩy duy nhất. Các dịch vụ cốt lõi (các dịch vụ không bao gồm năng lượng và nhà ở) đã tăng 0.65%, được thúc đẩy chủ yếu bởi mức tăng 0.6% của dịch vụ chăm sóc y tế và mức tăng 1.5% của dịch vụ vận tải. Dịch vụ cư trú cũng đã tăng 0.4%. Tin tức tốt duy nhất là giá xe, giải trí và vé máy bay giảm.
Đây là những số liệu mà Fed không thể bỏ qua và việc cắt giảm lãi suất sẽ được coi là quyết định liều lĩnh. Câu hỏi đặt ra là liệu tháng Sáu sẽ vẫn là một lựa chọn nếu như dữ liệu giảm đi đáng kể, và nếu không phải là tháng Sáu, thì liệu có phải là tháng Bảy?
“… quyết định hạ lãi suất vào tháng Sáu không sẽ không diễn ra, ngăn không cho nền kinh tế sụt giảm nhanh chóng. Tháng Bảy vẫn còn nhiều nghi vấn, có nghĩa rằng tháng Chín là thời điểm phù hợp hơn cho bất kỳ quyết định nới lỏng nào, hạn chế số lần cắt giảm tối đa của Fed xuống còn 3 lần trong cả năm,” ING nhận định.
Tình hình đã thay đổi đáng kể tính từ đầu năm đến nay khi thị trường tin rằng Fed sẽ cắt giảm lãi suất 6 lần trong cả năm, bắt đầu từ tháng Ba. Đồng đô-la đã tăng cao hơn trong cả năm, nhưng vẫn còn dư địa để tiếp tục tiến lên, và tỷ giá EUR/USD có thể giảm hơn nữa nếu như cuộc họp của ECB vào hôm thứ Năm xác nhận việc cắt giảm sẽ diễn ra trong tháng Sáu.