spot_img

Kinh Tế Thị Trường Là Gì? Ưu Thế Nền Kinh Tế Thị Trường?

Kinh tế thị trường là một trong những mô hình kinh tế được nhiều nước sử dụng, bởi những lợi ích mà nó mang lại. Vậy kinh tế thị trường là gì? Đặc trưng nổi bật của nền kinh tế cũng như ưu thế ưu việt của nền kinh tế thị trường? Tất cả các câu hỏi, thắc mắc sẽ được Hocchoitrading.com giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.

Kinh Tế Thị Trường Là Gì?

Kinh tế thị trường là nền kinh tế mà tồn tại nhiều thành phần kinh tế khác nhau với nhiều loại hình sở hữu cùng tham gia quá trình vận động và phát triển trong một môi trường cạnh tranh bình đẳng và ổn định. Nói cách khác, kinh tế thị trường là mô hình kinh tế mà ở đó người mua và người bán tác động qua lại theo quy luật cung cầu, giá trị để xác định giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ có trên thị trường.

Kinh tế thị trường là gì?
Kinh tế thị trường là gì?

Sự ra đời và phát triển của nền kinh tế đã góp phần thúc đẩy sự cạnh tranh của các thành phần trong nền kinh tế phát triển và hoạt động trao đổi mua, bán có trên thị trường. Về cơ bản, ta có thể kể đến một số mô hình kinh tế điển hình như kinh tế thị trường tự do, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hay là kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.

Các Chủ Thể Chính Tham Gia Vào Nền Kinh Tế Thị Trường

Như đã đề cập đến khái niệm kinh tế thị trường là gì ở trên, thì về cơ bản nền kinh tế thị trường sẽ có 3 chủ thể tham gia chủ yếu bao gồm nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Trong đó:

Nhà Nước

Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước nắm giữ một vai trò cực kỳ quan trọng đảm bảo cho nền kinh tế hoạt động ổn định và bình đẳng. Trên thực tế, nhà nước sẽ thực hiện các chức năng cơ bản của mình như chức năng xây dựng chủ thể, cung cấp hàng hóa công cộng thuần túy, kiểm soát độc quyền và phân phối các hoạt động của tư nhân và phân phối lại của cải của xã hội hay quan tâm đến các yếu tố ngoại ứng…

Tìm hiểu về chỉ số apy apr là gì?

Doanh Nghiệp

Doanh nghiệp là chủ thể trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trao đổi trên thị trường. Vai trò của doanh nghiệp đối với nền kinh tế thị trường không chỉ dừng lại ở việc đáp ứng nhu cầu của xã hội mà còn thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Đưa nền kinh tế phát triển vững mạnh và thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng.

Các chủ thể chính tham gia vào nền kinh tế thị trường
Các chủ thể chính tham gia vào nền kinh tế thị trường

Người Tiêu Dùng

Chủ thể cuối cùng tham gia và nền kinh tế thị trường chính là người tiêu dùng. Nhu cầu của người tiêu dùng chính là tiền đề quan trọng thúc đẩy sự phát triển của sản xuất. Nghĩa là, doanh nghiệp chính là người bán và tạo ra các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu mua của người tiêu dùng. Chính vì vậy, người tiêu dùng có một vai trò quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế thị trường.

Ưu – Nhược Điểm Nổi Bật Của Nền Kinh Tế Thị Trường

Ưu Thế Nổi Bật Của Nền Kinh Tế Thị Trường

Kinh tế thị trường là gì? Trong nền kinh tế thị trường nếu lượng hàng hóa cao hơn lượng cung thì giá cả của hàng hóa sẽ tăng lên. Kéo theo đó là mức lợi nhuận cũng tăng, khuyến khích người sản xuất tăng lượng cung. Điều này góp phần tạo điều kiện để thúc đẩy quy mô sản xuất. Đồng thời, nếu người sản xuất có cơ chế sản xuất hiệu quả hơn thì tỷ suất lợi nhuận cũng sẽ cao hơn và ngược lại. Chính vì vậy, nền kinh tế thị trường sẽ tạo ra nguồn lực để các doanh nghiệp có thể đổi mới, phát triển về sản phẩm của mình.

tìm hiểu về cung cầu trong thị trường tài chính

Ưu thế nổi bật của nền kinh tế thị trường
Ưu thế nổi bật của nền kinh tế thị trường

Kinh tế thị trường chính là nơi để phát triển, đào tạo và tuyển chọn, sử dụng những người có năng lực tốt và nâng cao quy trình quản lý kinh doanh. Mặt khác, kinh tế thị trường còn tạo xu hướng liên doanh, liên kết để đẩy mạnh giao lưu kinh tế. Trong đó, các nước đang phát triển có cơ hội để tiếp xúc được chuyển giao công nghệ sản xuất. Nhằm thúc đẩy công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong nước. Đối với thương mại quốc tế, thì mức độ thị trường hóa nền kinh tế có thể được sử dụng làm tiêu chí để xác định điều kiện thương mại giữa 2 bên.

Nhược Điểm 

Ngoài những ưu thế nổi bật kể trên, kinh tế thị trường còn tồn tại nhiều mặt hạn chế. Bởi nền kinh tế thị trường sẽ tạo ra sự gia tăng khoảng cách xã hội giàu nghèo. Từ đó, dẫn đến việc bất bình đẳng trong xã hội. Mặt khác, trong cạnh tranh các nhà sản xuất nhỏ lẻ sẽ bị các nhà sản xuất lớn thôn tính và nền kinh tế dần trở thành độc quyền chi phối.

Do chạy theo lợi nhuận nên người sản xuất sẽ đầu tư để mở rộng sản xuất, quy mô. Điều này, sớm muộn cũng sẽ dẫn đến việc mất cân bằng trong cung cầu do nguồn cung tăng mạnh trong khi cầu không tương xứng với cung. Nếu tình trạng này kéo dài thì sẽ dẫn đến việc hàng hóa bị ứ đọng, giá cả bị giảm do không bán được hàng.

Nhược điểm
Nhược điểm

Mặt khác, nếu quá đề cao tính thị trường mà không có sự điều tiết của Nhà nước thì sẽ dẫn đến việc bất ổn định và tạo cơ hội cho sự ích kỷ cá nhân mà không quan tâm đến cộng đồng, đặc biệt trong giai đoạn nền kinh tế gặp khó khăn. 

Các Đặc Trưng Nổi Bật Của Kinh Tế Thị Trường

Dưới đây là một số đặc trưng của kinh tế thị trường so với các tổ chức kinh tế xã hội khác như: 

  • Các thành phần kinh tế, loại hình sở hữu khi tham gia vào kinh tế thị trường phải đa dạng. Bởi đây là điều tất yếu trong nền kinh tế thị trường góp phần xây dựng nên một môi trường cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy kinh tế vận động và phát triển. Bên cạnh đó, các chủ thể tham gia kinh tế phải bình đẳng trước pháp luật.
  • Kinh tế thị trường vốn là nền kinh tế mở, do đó thị trường trong nước sẽ phải đi liền cùng với thị trường quốc tế
  • Thị trường đóng một vai trò quyết định trong việc phân bổ các nguồn lực kinh tế xã hội thông qua các bộ phận như thị trường hàng hóa, dịch vụ, lao động, khoa học công nghệ…
Các đặc trưng nổi bật của kinh tế thị trường 
Các đặc trưng nổi bật của kinh tế thị trường
  • Giá cả của các sản phẩm, dịch vụ được hình thành dựa trên các nguyên tắc của thị trường
  • Đối với các chủ thể sản xuất thì động lực để họ tham gia vào thị trường chính là lợi ích kinh tế. Đối với chủ thể nhà nước khi tham gia vào thị trường một phần là vì lợi ích kinh tế, phần khác vừa đảm bảo lợi ích cho xã hội.
  • Trong kinh tế thị trường, nhà nước chính là chủ thể giữ vai trò chức năng quản lý đối với các quan hệ kinh tế. Cụ thể, nhà nước sẽ thực hiện việc thúc đẩy các yếu tố tích cực đảm bảo sự bình đẳng xã hội và sự ổn định của nền kinh tế
  • Ngoài ra, các chủ thể khi tham gia vào kinh tế thị trường sẽ phải tự quyết định hoạt động của mình

Tổng Kết

Qua đây, Hocchoitrading.com cũng đã giới thiệu và giải đáp đến bạn về kinh tế thị trường là gì cũng như các ưu thế và đặc trưng mà thị trường đem lại. Hy vọng rằng, với những thông tin trên sẽ phần nào đó mang đến cho bạn những thông tin hữu ích.

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
spot_img
BÀI VIẾT MỚI
spot_img