Mô hình nến mẹ bồng con hay còn gọi là nến Harami. Đây được coi là mô hình nến đảo chiều được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Tín hiệu Harami cung cấp mặc dù không mạnh mẽ bằng các mô hình nến đảo chiều khác nhưng nếu biết cách kết hợp thì vẫn có thể mang lại hiệu quả cao. Vậy nến Harami là gì, cách nhận dạng và giao dịch với mô hình nến Harami như thế nào, hãy cùng HocChoiTrading.Com tìm hiểu chi tiết trong bài viết bên dưới.
Nến Harami Là Gì?
Trong tiếng Nhật, Harami có nghĩa là mang thai, xuất phát từ hình dạng của nến giống như đang mang thai. Do vậy, nến Harami được gọi với tên gọi khác là mô hình nến mẹ bồng con. Trong mô hình, có 2 cây nến liền nhau. Trong đó, cây nến đầu tiên sẽ dài bao trọn cây nến thứ 2. Cây nến thứ 2 lại có chiều dài không quá lớn.
Harami là một trong những mô hình nến đảo chiều thể hiện xu hướng hiện tại đang dần yếu đi và thị trường sẽ có xu hướng mới. Dựa vào đây, nhà đầu tư sẽ có thể tìm kiếm được điểm vào lệnh lý tưởng. Nếu nắm bắt đúng cơ hội thì sẽ thu được khoản lợi nhuận khổng lồ.
Phân Loại Mô Hình Nến Harami
Tương tự như các loại mô hình nến Nhật đảo chiều khác, Harami cũng thể hiện biến động tăng giảm trên thị trường. Vì vậy, nến Harami sẽ có 2 loại như sau:
Nến Bearish Harami
Bearish Harami hay còn có tên gọi là mô hình nến đảo chiều giảm, Khi nến này hình thành cho thấy xu hướng thị trường chuẩn bị có sự chuyển hướng từ tăng sang giảm. Đặc điểm nhận dạng của Bearish Harami là nến mẹ sẽ là nến tăng mạnh. Trong tình huống này, nhà đầu tư có thể vào lệnh bán để tìm kiếm lợi nhuận.
Nến Bullish Harami
Mô hình nến đảo chiều tăng hay còn gọi là Bullish Harami, cho thấy xu hướng thị trường sẽ chuyển hướng từ giảm sang tăng. Với mô hình này, nến thứ nhất là nến giảm mạnh. Khi này, vào lệnh Buy sẽ là lệnh lý tưởng và sẽ đem lại cho nhà đầu tư một khoản không hề nhỏ.
Đặc Điểm Nhận Dạng Của Mô Hình Nến Mẹ Bồng Con
Mô hình nến mẹ bồng con xuất hiện mang theo tín hiệu đảo chiều mạnh mẽ. Nếu muốn áp dụng thành công mô hình này thì yếu tố cần thiết là bạn phải biết cách nhận dạng mô hình. Harami có đặc điểm cụ thể như sau:
- Harami dù tăng hay giảm thì đều là mô hình nến đôi.
- Cây nến thứ nhất có thân dài, có thể là nến tăng hoặc giảm.
- Nến thứ hai có vai trò xác nhận tín hiệu đảo chiều và có kích thước không vượt quá 25% nến thứ nhất.
- Nến thứ hai có thể là nến xanh hoặc đỏ (điều này không quá quan trọng).
- Nến thứ hai mà nằm giữa cây nến thứ nhất thì xu hướng sẽ diễn ra sự đảo chiều mạnh mẽ. Tuy nhiên, nếu là nến Bearish Harami, cây nến thứ hai sẽ nằm dưới thân nến trước nó, thị trường lúc này sẽ dễ đi vào vùng sideway.
- Giá đóng cửa, mở cửa, giá cao nhất, thấp nhất của nến thứ hai sẽ nằm bên trong cây nến thứ nhất, cho thấy tín hiệu đảo chiều sẽ mạnh mẽ hơn.
- Phần bóng nến và thân của nến thứ hai càng nhỏ, hình dáng càng giống nến Doji thì khả năng đảo chiều lại càng cao.
Ý Nghĩa Của Nến Harami
Nhận dạng mô hình nến Harami trên biểu đồ sẽ giúp nhà đầu tư dễ dàng biết được xu hướng trong tương lai diễn ra ra sao. Đó là ý nghĩa quan trọng nhất của mô hình nến Harami mà các trader cần nắm được. HocChoiTrading.Com sẽ khái quát ý nghĩa của mô hình nến Harami bên dưới:
- Mô hình nến Harami thể hiện diễn biến tâm lý của các nhà đầu tư thông qua mẫu hình Bearish Harami hoặc Bullish Harami:
- Nếu xu hướng giảm kéo dài thì chứng tỏ bên bán đã kiểm soát thị trường sau một khoảng thời gian. Mặt khác, Bullish Harami xuất hiện lại là dấu hiệu cho thấy bên mua đang có động thái mua vào. Giá mở cửa cao hơn giá đóng cửa của nến trước là đặc điểm dễ nhận biết nhất.
- Nếu xu hướng tăng kéo dài thì bên mua đã nắm giữ thị trường và đang cố gắng đẩy giá lên cao hơn. Khi mô hình Bearish Harami xuất hiện thì bên bán đã có động thái. Khi đó, giá mở cửa sẽ thấp hơn giá đóng cửa của cây nến trước đó.
- Nếu nến Harami xuất hiện ở cuối xu hướng sẽ cho thấy sự từ chối giá của thị trường không thể vượt qua mức cao nhất của nến Bearish Harami hoặc sẽ không thể thấp hơn mức thấp nhất của nến Bullish Harami. Dấu hiệu này chứng tỏ rõ ràng là thị trường đã sẵn sàng đảo chiều.
- Ngoài ra, nến Harami còn giúp trader có thể đưa ra quyết định đóng lệnh hoặc vào lệnh mới ở thời điểm thích hợp hơn.
Cách Giao Dịch Với Mô Hình Nến Harami
Khi đã bỏ túi những cách nhận biết mô hình nến Harami thì chúng ta sẽ cùng nhau áp dụng vào các giao dịch thực tế. Cụ thể cách giao dịch như thế nào, mời bạn cùng tham khảo các thông tin chi tiết ở dưới:
Tìm Điểm Vào Lệnh Entry, Chốt Lời Và Cắt Lỗ
Đặc điểm chung của nến Harami là cung cấp tín hiệu đảo chiều không rõ ràng. Do vậy, nếu tham gia giao dịch với mô hình nến Harami đơn lẻ sẽ gây khó khăn hơn cho nhà đầu tư. Lý do cho điều này là không phải biểu đồ nến Harami nào cũng được xác nhận.
Đó là lý do mà nhà đầu tư cần thêm một cây nến xuất hiện sau nến con Harami. Nếu cây nến thứ ba nằm cùng xu hướng với nến Harami và có giá đóng cửa vượt quá mức thứ hai của nhà đầu tư thì có thể thực hiện theo lệnh của xu hướng thị trường tương ứng.
– Đối với Bearish Harami
Cây nến thứ nhất là nến tăng trong khi nến thứ hai là nến giảm có độ dài không quá 25% của cây nến thứ nhất đồng thời nến thứ ba xuất hiện mà có giá đóng cửa thấp hơn giá đóng cửa của cây nến thứ hai.
- Nhà đầu tư nên đặt lệnh Bán tại điểm có độ dài bằng ⅛ của cây nến tăng thứ nhất.
- Điểm stop loss (cắt lỗ) có thể đặt ở phía trên của râu nến tăng 1-2 pips.
- Điểm take profit (chốt lời) theo tỷ lệ R:R. Hợp lý nhất nên để tỷ lệ 1:1 hoặc 1:2.
– Đối với Bullish Harami
Nếu hội tụ đầy đủ các điều kiện như: cây nến thứ nhất là nến giảm, nến con là nến tăng với độ dài không quá 25% so với cây nến thứ nhất và cây nến thứ ba hình thành là nến tăng thì nhà đầu tư có thể cân nhắc vào lệnh Buy theo các cách sau:
- Cách 1: Vào lệnh tại vị trí trên cây nến thứ hai từ 1 đến 2 pips. Nếu thực hiện lệnh Buy ngay tại điểm có giá đóng cửa của nến thứ hai thì có khả năng rủi ro cao hơn vì vì thị trường có thể sẽ tiếp tục đi xuống.
- Cách 2: Vào lệnh trên mức giá cao nhất của nến mẹ trong khoảng từ 1 đến 2 pips. Khoảng cách này khá an toàn và thích hợp với những nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường. Lúc này, thị trường không những đi lên mà mô hình Inside Bar cũng sẽ bị phá vỡ theo hướng đi lên, tín hiệu đảo chiều càng trở nên mạnh mẽ.
- Cách 3: Vào lệnh ở mức giá đóng cửa của nến tăng thứ ba.
Nhìn chung, cách 1 và 2 thì nhà đầu tư có thể sử dụng lệnh chờ Buy Stop để đón đầu và cách thứ ba có thể sử dụng lệnh thị trường.
- Điểm cắt lỗ (stop loss) nên đặt dưới mức giá thấp nhất của nến thứ nhất
- Điểm chốt lời (take profit) có thể xác định được một cách chính xác nếu kết hợp một số công cụ khác như: đường xu hướng trendline, RSI, …để xác định điểm đảo chiều. Sau đó, tiến hành đặt chốt lời ở bên dưới các tín hiệu đảo chiều đó khi bạn cảm thấy đạt được lợi nhuận như kỳ vọng.
Kết Hợp Với Các Chỉ Báo Khác
Để mô hình nến Harami cung cấp các tín hiệu cần thiết và an toàn hơn thì nhà đầu tư nên kết hợp với các công cụ chỉ báo kỹ thuật khác. Có thể kể đến một số công cụ như:
– Chỉ báo RSI
RSI được xem là công cụ chỉ báo xác nhận tín hiệu đảo chiều tương đối hiệu quả. Khi nến Harami hình thành trong vùng quá mua hoặc quá bán của đường RSI thì nhà đầu tư có thể tiến hành vào lệnh. Cụ thể như sau:
- Nếu Bullish Harami hình thành trong vùng quá bán và cắt đường 20 của RSI cho thấy thị trường sẽ có động thái tăng giá trong tương lai. Lúc này, nhà đầu tư có thể thực hiện lệnh Mua tại thời điểm này.
- Nếu Bearish Harami xuất hiện trong vùng quá mua và cắt đường 80 của RSI thì cho thấy thị trường có xu hướng giảm trong tương lai. Nhà đầu tư nên đặt lệnh Sell (lệnh Bán) là thích hợp.
– Ngưỡng hỗ trợ, kháng cự
Ngưỡng hỗ trợ và kháng cự cũng là công cụ giúp nhà đầu tư xác định được tín hiệu đảo chiều. Nó cũng củng cố thêm sự tin cậy cho nến Harami. Cách đặt lệnh như sau:
- Khi Bullish Harami xuất hiện trong ngưỡng hỗ trợ thì sẽ cho tín hiệu đảo chiều dễ các nhận hơn. Nhà đầu tư có thể đặt lệnh Buy (lệnh Mua).
- Khi Bearish Harami xuất hiện trong ngưỡng kháng cự, chứng tỏ xu hướng đảo chiều sắp được xác nhận. Nhà đầu tư có thể tiến hành lệnh Sell.
Kết Luận
Trên đây, bài viết của HocChoiTrading.Com đã giới thiệu đến bạn đọc những thông tin chi tiết nhất về mô hình nến Harami là gì, cách giao dịch hiệu quả với mô hình nến Harami. Bên cạnh các công cụ chỉ báo trên, nhà đầu tư có thể sử dụng một số chỉ báo xác nhận tín hiệu đảo chiều khác như trendline, hoặc kết hợp với nến Inside Bar,…để xác định điểm vào lệnh thích hợp. Và đừng quên cắt lỗ và chốt lời sau mỗi giao dịch để kiểm soát rủi ro. Chúc các bạn thành công!