Dữ liệu từ Mỹ, Canada và Australia – Tâm điểm của thị trường Forex tuần tới
Dự báo dưới đây là hướng giá có thể xảy ra trong những ngày tới để các nhà đầu tư tham khảo, sẵn sàng cho những giao dịch thành công. Tham khảo thêm: Những kiến thức nào cần có khi bắt đầu chơi Forex?
Lạm phát Mỹ có thể sẽ bị mất kiểm soát. Canada và New Zealand đang hướng tới phương án tăng lãi suất… Nhiều sự kiện kinh tế quan trọng sẽ diễn ra trong tuần tới ảnh hưởng đến tỉ giá hối đoái mà các trader không thể bỏ qua.
Nhiều tin tức tốt đối với đồng USD
Tham khảo: GBP/USD đảo ngược đà phục hồi của phiên trước
Tuần qua (04-08/7), sức mạnh của đồng bạc xanh trên thị trường Forex quốc tế tiếp tục được đẩy lên cao khi tâm lý của người tiêu dùng Mỹ đã rơi xuống mức thấp kỷ lục, trong khi lạm phát và lãi suất tăng mạnh. Điều này đặt dấu ấn lớn trên thị trường Forex.
Nhà đầu tư đang dịch chuyển dòng vốn trú ẩn an toàn vào các đồng tiền dự trữ do lo ngại tình trạng suy thoái sẽ nhấn chìm nền kinh tế toàn cầu trong bối cảnh mức chi tiêu của chính phủ bị cắt giảm và lãi suất được nâng lên hết tốc lực.
Bên cạnh đó, các đồng tiền chính khác đang dần mất đi giá trị. Đồng euro giảm 3,2% so với USD trong tuần này, do các nhà đầu tư lo ngại một cuộc khủng hoảng năng lượng vì bất ổn nguồn cung khí đốt từ Nga có thể đưa châu lục này vào suy thoái.
Trong khi đó, những loại tiền tệ chính khác lại đang mất đi giá trị. Đồng euro đã ăn mòn bởi tác động từ cuộc khủng hoảng năng lượng, qua đó tước đi vũ khí lớn nhất của khu vực này, đó là mức thặng dư thương mại khổng lồ. Đồng yên đã bị sụt giảm do Ngân hàng Trung ương Nhật Bản từ chối cân nhắc nâng lãi suất lên cao hơn, trong khi đồng bảng Anh đã biến thành một phiên bản phản chiếu của thị trường chứng khoán với đà lao dốc không phanh.
Đây là những tín hiệu tích cực đối với đồng nội tệ Mỹ. Chiến lược thắt chặt của FED để đối phó lạm phát đã tiếp thêm động lực và lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng cao hơn cũng đã đẩy đồng USD lên cao hơn. Giới trader hoảng sợ về nguy cơ suy thoái, dòng vốn trú ẩn an toàn cũng từ đó dâng cao.
Kịch bản để có thể thay đổi tình trạng này: hoặc nguồn cung năng lượng phải được bơm trở lại nhiều hơn và hạ giá xuống thấp hơn để giúp giải tỏa áp lực của đồng euro và yên, hoặc lạm phát tại Mỹ phải hạ nhiệt và FED có thể dừng thắt chặt lại. Điều này càng nhấn mạnh tầm quan trọng của dữ liệu sắp công bố vào ngày 13/7 tới.
Những tác động tiêu cực đối với đồng NZD
Xem thêm: DXY và USD/CAD: các kịch bản khi PPI tăng vượt dự kiến
New Zealand là một trong những quốc gia phát triển đầu tiên bắt đầu rút lại các biện pháp kích thích đại dịch vào năm ngoái và quyết định đẩy nhanh tốc độ tăng lãi suất trong năm nay trước các quốc gia phát triển khác là Mỹ, Australia và Canada. Nền kinh tế của New Zealand tiếp tục diễn biến ổn định. Tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp kỷ lục, mức tiêu dùng vẫn tốt và nhiều cuộc khảo sát khác nhau cho thấy lạm phát đang tăng.
Bên cạnh đó cũng có một số điểm đáng lo ngại. Niềm tin tiêu dùng và kinh doanh tại xứ sở Kiwi gần đây đã giảm mạnh trong khi thị trường nhà ở đang hạ nhiệt. Lãi suất cao hơn rõ ràng đã làm giảm nhu cầu, nhưng đây là điều mà RBNZ muốn đạt được ngay từ đầu. Do đó, không có lý do nào để Ngân hàng Trung ương New Zealand thay đổi chiến lược tăng lãi suất với mức tăng 0,5% khi họp vào ngày thứ Tư, và đây cũng là điều mà thị trường đã lường trước, cả cho cuộc họp kỳ này và tháng tới. Do đó, RBNZ chỉ có thể gây bất ngờ nếu chọn phương án tăng cao lãi suất đến 0,75%.
Tuy nhiên, đối với giới giao dịch NZD, những động thái của RBNZ chỉ là thứ yếu so với động thái của các lực lượng khác trên toàn cầu. Tâm lý lo lắng về suy thoái bao trùm thị trường, gây áp lực lên tâm lý rủi ro và giá cả hàng hóa, và cả hai điều này đều có tác động tiêu cực đối với đồng NZD. Dù NZD có tăng phục hồi thì cũng chỉ tăng nhẹ cho đến khi các vấn đề đáng lo xoay quanh câu chuyện tăng trưởng toàn cầu dịu xuống
BoC sẽ tăng mạnh lãi suất để lạm phát quay về mức phù hợp hơn?
Ngân hàng Trung ương Canada (BoC) cảnh báo nền kinh tế Canada sẽ rơi vào tình trạng suy thoái ở mức độ “vừa phải” và “ngắn hạn” vào năm 2023, khi phải đối phó với lãi suất tăng và lạm phát cao. Phản ứng với thống kê trên, các nhà phân tích dự đoán Ngân hàng Trung ương Canada (BoC) sẽ tăng lãi suất chủ chốt thêm 0,75 điểm phần trăm, từ 1,5% lên 2,25% vào ngày thứ Tư. Động thái của họ gần như đã được phản ánh trọn vẹn vào thị trường tiền tệ, sau khi loạt dữ liệu đáng khích lệ về thị trường lao động và cuộc khảo sát doanh nghiệp của riêng BoC phản ánh tâm lý lo lắng về lạm phát đang ngày một lớn dần.
Kịch bản tăng lãi suất với quy mô tương đương vào tháng 9 cũng đã được phản ánh vào giá, vì vậy rủi ro là rất cao. Nhà đầu tư có lý do để thận trọng với CAD. Kịch bản BoC sẽ nâng lãi suất nhiều hơn FED trong năm nay mà giới đầu tư đưa ra khá phi thực tế nếu xét đến mức sụt giảm nhanh chóng trên thị trường nhà đất “sôi động” tại Canada. Ngoài ra, nếu đồng CAD còn không thể tăng giá khi giá dầu tăng 35% trong năm nay, vậy thì điều gì sẽ xảy ra nếu giá cứ tiếp tục kéo dài đà giảm như hiện nay?