Đồng NZD/USD đang phải đối mặt với áp lực lớn, khi đà tăng đạt được từ đầu tuần đã chững lại. Sự tập trung của giới đầu tư hiện đang đồ dồn vào các ngân hàng trung ương lớn của Nhật Bản và châu Âu.
Tham khảo thêm: GBP/USD và GBP/JPY: các kịch bản điều chỉnh giảm
Những điểm nhấn của thị trường
Đầu phiên giao dịch NZD/USD ngày thứ Năm, thị trường Châu Á – Thái Bình Dương ghi nhận những diễn biến trái chiều, trong bối cảnh giới đầu tư đang dồn mọi sự chú ý vào cuộc họp chính sách tháng 7 của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ).
Chỉ số Hang Seng của Hong Kong (Trung Quốc) dẫn đầu đà giảm của khu vực khi mất 1,03% giá trị, trong khi chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 0,22%. Chỉ số S&P/ASX 200 (Australia) cũng giảm 0,18%. Chứng khoán Trung Quốc cũng chung xu hướng giảm điểm, với chỉ số Shanghai Composite giảm 0,38% còn chỉ số Shenzhen Component giảm 0,17%.
Ở chiều ngược lại NZD/USD, thị trường Hàn Quốc ghi nhận những tín hiệu khởi sắc, với chỉ số Kospi tăng 0,33%, trong khi chỉ số Kosdaq tăng 0,22%.
Thị trường dự đoán NZD/USD, BOJ sẽ tiếp tục giữ nguyên chính sách tiền tệ siêu nới lỏng bất chấp việc các ngân hàng trung ương lớn như FED đang đẩy mạnh tốc độ tăng lãi suất để ứng phó với lạm phát cao kỷ lục. Ưu tiên hàng đầu của giới chức BOJ hiện nay vẫn là duy trì sự hỗ trợ với nền kinh tế Nhật Bản.
Tuy nhiên ở cặp tỷ giá NZD/USD, BOJ có thể sẽ điều chỉnh các mục tiêu về lạm phát và tăng trưởng kinh tế cho phù hợp với tình hình mới. Tỷ giá USD/JPY được dự báo sẽ tăng, trừ khi BOJ bất ngờ thay đổi quan điểm chính sách, bởi bên bán khống có khả năng sẽ phải mua ngược lại để đóng vị thế giao dịch.
Xem thêm: GBP/USD hướng tới mức giảm sâu, USD/JPY đánh mất đà tăng
Vài giờ sau khi BOJ công bố quyết định lãi suất, một ngân hàng trung ương lớn khác là Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng sẽ có động thái tương tự. Khác với BOJ, ECB được dự báo sẽ tiến hành đợt nâng lãi suất đầu tiên trong một thập kỷ, với mức tăng được dự báo là 0,25 điểm %. Tuy nhiên, mức tăng này được coi là chưa đủ, và có thể kéo theo sự suy yếu của đồng euro. Trước đó, đồng tiền chung châu Âu đã suy yếu đáng kể, khi những biến động chính trị tại Italy và những lo ngại về một cuộc khủng hoảng năng lượng sắp diễn ra làm xói mòn niềm tin của giới đầu tư.
Tại Mỹ, thị trường chứng khoán tiếp tục có một phiên giao dịch khởi sắc trong ngày thứ Tư, khi chỉ số Nasdaq-100 (NDX) đóng cửa với mức tăng 1,55%. Chỉ số VIX, một “thước đo nỗi sợ” của S&P 500, đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 4, và được coi là dấu hiệu cho thấy, giới đầu tư đang ngày càng tin tưởng rằng thị trường Phố Wall đã chạm đáy trong tháng 6 và sẵn sàng cho việc tăng điểm trở lại. Trên thị trường tiền kỹ thuật số, Bitcoin đã đánh mất thành quả từ đà tăng trước đó sau khi nhà sản xuất xe điện Tesla cho biết, đã bán phần lớn số Bitcoin nắm giữ để đổi lấy tiền mặt.
Triển vọng kỹ thuật NZD/USD
Đà tăng thúc đẩy cặp tỷ giá NZD/USD kể từ phiên giao dịch ngày thứ Hai đầu tuần, dường như đang có dấu hiệu suy yếu. Phe mua được cho là đang gặp nhiều khó khăn trong việc đẩy mức giá lên trên Đường trung bình động hàm mũ (EMA) 26 ngày. Nỗ lực của phe mua đã không thành công, từ đó khiến NZD/USD nhanh chóng rút khỏi mức thoái lui Fibonacci 38,2%. Chỉ số Sức mạnh Tương đối (RSI) suy yếu xuống ngay dưới điểm giữa, cho thấy thị trường đã đánh mất đà tăng. Theo các chuyên gia, cặp tỷ giá NZD/USD sẽ tiếp tục phải đối mặt với sức ép trong bối cảnh mức thâm hụt thương mại của New Zealand ngày càng gia tăng.
Biểu đồ hàng ngày NZD/USD
Xem thêm: Những kiến thức nào cần có khi bắt đầu chơi Forex?