spot_img

SNB có thể gia nhập câu lạc bộ 100 điểm cơ bản?

Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ (SNB) dự kiến sẽ tiến hành một đợt tăng lãi suất vào ngày thứ Năm (22/9) nhằm ứng phó với tỷ lệ lạm phát tăng cao. Khả năng SNB gia nhập câu lạc bộ 100 điểm cơ bản là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Trong các cuộc thăm dò gần đây, các chuyên gia kinh tế dự báo SNB có thể sẽ khiến thị trường bất ngờ khi lựa chọn mức tăng 75 điểm cơ bản, hay thậm chí là 100 điểm cơ bản, thay vì mức 50 điểm cơ bản như kế hoạch ban đầu. Khả năng điều này xảy ra là khá lớn, trong bối cảnh Ngân hàng Trung ương Thụy Điển (Riksbank) vừa bất ngờ tiến hành nâng lãi suất 100 điểm cơ bản và giá bán buôn ở Đức tăng mạnh. Thậm chí tại Mỹ, dù phần lớn thị trường kỳ vọng về một mức tăng 75 điểm cơ bản, một số nhà đầu tư vẫn đang tin vào khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ tiến hành đợt tăng lãi suất 100 điểm cơ bản sau khi cuộc họp chính sách kéo dài 2 ngày kết thúc.

Xem thêm

SNB có thể gia nhập câu lạc bộ 100 điểm cơ bản?

Trước đó, chính SNB cũng từng không ít lần khiến thị trường bất ngờ. Hồi tháng 6, ngân hàng trung ương này đã thực hiện đợt tăng lãi suất đầu tiên kể từ tháng 9/2007, ở mức 50 điểm cơ bản giữa lúc kỳ vọng chung của giới đầu tư là sẽ không có sự thay đổi nào xảy ra.

Một dấu hiệu đáng chú ý khác là việc chính phủ Thụy Sĩ vừa điều chỉnh tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của năm 2022 và 2023 từ 2,5% và 1,4% lên các mức tương ứng lần lượt là 3% và 2,3%. Nhiều ý kiến cho rằng, việc điều chỉnh các dữ liệu lạm phát này có thể liên quan đến các động thái lãi suất của SNB – điều vẫn chưa được công bố với thị trường.   

Đợt tăng lãi suất mới của SNB, dự kiến có thể đưa lãi suất của ngân hàng này lên trên mức 0 lần đầu tiên kể từ năm 2011. Trong giai đoạn từ 2011 – 2015, SNB đã áp dụng chính sách lãi suất bằng 0 (ZIRP), và sau đó là chính sách lãi suất âm (NIRP) với mức lãi suất -0,75% kể từ 2015 cho tới tận tháng 6 năm nay.

Mặc dù việc SNB tăng lãi suất hồi tháng 6 không nhận được nhiều sự chú ý như các ngân hàng trung ương lớn khác, động thái xoay trục đột ngột này đã tạo ra một hiệu ứng lan tỏa trên thị trường tiền tệ thế giới. Đồng yên có thời điểm đã tăng mạnh khi nhiều nhà đầu tư tin rằng, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) cũng sẽ có động thái nâng lãi suất tương tự SNB, sau một thời gian dài áp dụng chính sách tiền tệ siêu nới lỏng. Tuy vậy, tính đến thời điểm hiện tại, BOJ vẫn tỏ ra kiên quyết trong việc duy trì chính sách tiền tệ của mình, và tình trạng này được dự báo có thể kéo dài thêm một thời gian nữa.

SNB có thể gia nhập câu lạc bộ 100 điểm cơ bản?

Theo biểu đồ ngày, có thể thấy CHF/JPY hiện đang là cặp tỷ giá có xu hướng tăng mạnh nhất, với lực cầu ngày càng lớn hơn sau mỗi nhịp tăng. Các đường trung bình động liên tiếp nằm trong chuỗi tăng và tách ra xa nhau. Mức trung bình gần nhất với giá hiện đang đóng vai trò như ngưỡng hỗ trợ.  

CHF/JPY đã kéo lên trong một mô hình nêm giảm (tín hiệu tăng trong xu hướng tăng) và có khả năng tạo thành đáy đảo chiều trong tuần này tại đường EMA 10 ngày. Hơn nữa, mô hình đảo chiều tăng giá Sao Mai đã hình thành trong 3 ngày qua, vì vậy xu hướng vẫn đi theo hướng tăng trên mức đáy của tuần này và tiến gần tới mức đỉnh 150,71. Một khi giá phá vỡ lên trên khu vực này, phe mua sẽ nhắm tới mục tiêu kế tiếp là vùng 154.

Tuy nhiên, với việc các chính sách tiền tệ giữa SNB và BOJ đang ngày càng có sự khác biệt rõ rệt, thị trường được dự báo sẽ tạo đáy đảo chiều, ngay cả khi giá phá vỡ xuống thấp

Học chơi trading

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
spot_img
BÀI VIẾT MỚI