spot_img

USD/CAD có thể rớt xuống dưới ngưỡng 1,3550

Sau khi giảm xuống mức thấp nhất của tuần trước ở ngưỡng 1,3560, USD/CAD tiếp tục ghi nhận sự sụt giảm mạnh trong phiên giao dịch đầu tuần này tại châu Âu, và dự kiến sẽ còn suy yếu hơn nữa.

USD/CAD có thể rớt xuống dưới ngưỡng 1,3550

USD/CAD có thể rớt xuống dưới ngưỡng 1,3550

Xem thêm: USD/CAD chững lại, chờ đợi lực đẩy từ số liệu lạm phát Canada

Cặp tỷ giá hiện đã rớt xuống gần ngưỡng 1,3550 và đà giảm được được dự báo sẽ chưa dừng lại, trong bối cảnh chỉ số đồng USD (DXY) đang phải đối mặt với áp lực lớn từ các số liệu kinh tế mới công bố.

Hôm thứ Sáu tuần trước, các báo cáo mới cho thấy, Chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) tại Mỹ trong tháng 11 chỉ tăng 5,5% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn mức dự báo 5,3% nhưng vẫn thấp hơn đáng kể so với mức 6,1% trong tháng 10. Chỉ số PCE cốt lõi (không bao gồm giá lương thực thực phẩm và năng lượng) ghi nhận mức tăng 4,7% – bằng với mức dự báo nhưng cũng thấp hơn mức 5,0% của tháng 10. Các dữ liệu mới đã củng cố kỳ vọng về việc lạm phát tại Mỹ đã đạt đỉnh.

Chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng của các hộ gia đình được coi là một thước đo lạm phát quan trọng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Sự suy giảm của chỉ số này sẽ buộc các nhà sản xuất phải cắt giảm giá hàng hóa và dịch vụ, qua đó hạ nhiệt áp lực lạm phát. Điều này cũng sẽ là tín hiệu tích cực đối với Chủ tịch FED Jerome Powell và các nhà hoạch định chính sách – những người đang cố gắng đưa lạm phát tại Mỹ về mức mục tiêu.

Một yếu tố khác cũng tác động tới đồng USD là việc lượng đơn đặt hàng hàng hóa lâu bền tại Mỹ trong tháng 11 đã giảm 2,1% so với tháng 10, sâu hơn mức dự báo 0,6%. Nhu cầu đối với hàng hoá lâu bền thấp hơn là yếu tố rất quan trọng để giảm lạm phát trong nền kinh tế. Thị trường kỳ vọng, điều này có thể buộc FED phải cân nhắc giảm tốc độ tăng lãi suất để tránh đẩy nền kinh tế rơi vào suy thoái.

Những kỳ vọng lạc quan của giới đầu tư đã làm giảm đáng kể sức hấp dẫn của đồng USD, khiến chỉ số DXY đi ngang trong phạm vi 103,60 – 103,80, sau khi đã giảm mạnh trước đó. Ở chiều ngược lại, chỉ số S&P 500 tiếp tục nới rộng đà tăng sau khi đã phục hồi vững chắc hơn trong phiên thứ Sáu tuần trước. Việc lạm phát tiêu dùng hạ nhiệt và dữ liệu đơn đặt hàng hàng hóa lâu bền đã góp phần thúc đẩy đà tăng của thị trường chứng khoán. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm đang dao động quanh mức 3,74%.

Trong khi đó, đồng dollar Canada lại nhận được sự hỗ trợ đáng kể từ thị trường năng lượng. Giá dầu đã vượt qua ngưỡng tâm lý 80 USD/thùng do những lo ngại về nguồn cung, sau khi Nga cảnh báo có thể cắt giảm sản lượng để bù đắp vào việc dầu xuất khẩu của nước này bị các nước G7 và Liên minh châu Âu (EU) áp đặt mức giá trần. Theo Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak, Moscow có thể cắt giảm sản lượng dầu 500 nghìn – 700 nghìn thùng/ngày vào đầu năm 2023. Trước đó, G7 đã áp mức giá trần đối với dầu xuất khẩu của Nga ở mức 60 USD/thùng để làm suy yếu nguồn thu tài chính của nước này. Việc giá dầu cao hơn đã thúc đẩy đà tăng đồng nội tệ của Canada – một trong những nước xuất khẩu dầu hàng đầu sang Mỹ.

20221227_hocchoitrading_Thanh Hiep_USD CAD_Hinh 2.png

USD/CAD đã chứng kiến sự sụt giảm mạnh sau khi hình thành mô hình hai đỉnh trên biểu đồ hàng ngày. Sự sụt giảm diễn ra trong khi cặp tỷ giá cố gắng vượt qua ngưỡng kháng cự quan trọng ở mức 1,3700. Sự sụt giảm có thể lớn hơn nữa nếu cặp tỷ giá từ bỏ mức hỗ trợ quan trọng ở mức đáy của hôm 14/12 ở quanh ngưỡng 1,3520.

Đường trung bình động hàm mũ (EMA) 50 và 200 kỳ ở mức 1,3615 đã tạo ra một điểm giao cắt cho thấy sự suy yếu của cặp tỷ giá. Bên cạnh đó, việc hỉ số sức mạnh tương đối (RSI) (14) đã chuyển sang phạm vi giảm giá 20,00 – 40,00, cũng báo hiệu rằng đà giảm giá đã được kích hoạt.

Thanh Hiệp – học chơi trading

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
spot_img
BÀI VIẾT MỚI