Nếu các dữ liệu kinh tế sắp tới được công bố đúng như dự kiến, liệu BOJ có dừng chính sách nới lỏng hay không? Đáp án là rất khó có khả năng này.
USD/JPY đã thoát ra khỏi nêm giảm dần vào ngày 31/05, gần ngưỡng 127,51 và tiếp tục tăng cao hơn

Tham khảo thêm
Trong vài giờ nữa, Nhật Bản sẽ công bố rất nhiều dữ liệu cho tháng 6, bao gồm Sản lượng công nghiệp, Doanh số bán lẻ và Tỷ lệ thất nghiệp. Tất cả các số liệu này dự kiến sẽ tốt hơn một chút so với dữ liệu vào tháng 5. Ngoài ra, Nhật Bản sẽ công bố chỉ số CPI của Tokyo cho tháng 7. Đây thường được xem là thước đo lạm phát tổng thể tại xứ sở hoa anh đào vì chỉ số này đóng góp phần lớn vào CPI của toàn Nhật Bản. Con số này cũng được dự đoán sẽ tăng cao hơn một chút so với mức 2,3% trong tháng 6.
Câu hỏi đặt ra là nếu các dữ liệu kinh tế sắp tới được công bố đúng như dự kiến, liệu BOJ có dừng chính sách nới lỏng hay không? Khả năng này rất khó xảy ra. Tại cuộc họp BOJ vào ngày 21/07, Ngân hàng trung ương Nhật Bản vẫn để lãi suất ở mức -0,1% và cho biết rằng họ sẽ tiếp tục mua trái phiếu kỳ hạn 10 năm không giới hạn để giữ lợi suất dưới 0,25% và tiếp tục với kế hoạch kiểm soát đường cong lợi suất. Và mặc dù Ủy ban chính sách tiền tệ của BOJ đã nâng dự báo lạm phát năm 2022 từ 1,9% lên 2,5%, nhưng ngân hàng này cũng lặp đi lặp lại rằng họ sẽ không ngần ngại thực hiện các biện pháp nới lỏng thêm nếu cần.
Ngoài ra, đầu ngày hôm nay, Phó Thống đốc BOJ Amamiya cũng cho biết “chúng ta không được buông lơi trong việc giữ nguyên chính sách nới lỏng vì hiện chưa có triển vọng đạt được mục tiêu lạm phát 2% một cách bền vững”.
USD/JPY bắt đầu bứt phá mạnh mẽ vào ngày 11/03, khi giá phá vỡ lên trên mức 116,35. Cặp đôi này đã di chuyển lên mức đỉnh 131,35 vào ngày 09/05 và sau đó hồi trở lại trong một mô hình nêm điều chỉnh giảm dần khi chỉ báo RSI phân kỳ chuyển từ vùng quá mua trở lại vùng trung lập.
USD/JPY đã thoát ra khỏi nêm giảm dần vào ngày 31/05, gần ngưỡng 127,51 và tiếp tục tăng cao hơn. Phe mua tiếp tục đẩy giá lên mức đỉnh 139,39, cao nhất kể từ tháng 09/1998. Lưu ý rằng vào thời điểm đó, chỉ báo RSI đã bị quá mua và phân kỳ so với giá.
Kể từ đó, USD/JPY đã giảm xuống khi chỉ báo RSI quay trở lại vùng trung lập. Vấn đề cần quan tâm hiện giờ là liệu giá có thể hình thành một mô hình nêm giảm dần lần nữa hay không?
Lưu ý diễn biến giá tại mô hình nêm đầu tiên khi USD/JPY quay trở lại mức thoái lui Fibonacci 50% của nhịp sóng nối từ mức đáy ngày 31/03 đến mức đỉnh ngày 09/05.

Trên khung thời gian 4 giờ, USD/JPY bắt đầu giảm từ mức đỉnh ngày 14/07 ở 139,39 theo mô hình nêm giảm dần. Cho đến nay, cặp tiền tệ này đã quay trở lại mức thoái lui Fibonacci 38,2% của nhịp sóng nối từ mức thấp nhất ngày 24/05 lên mức cao nhất ngày 14/07, gần 134,41.
Nếu diễn biến giá tuân theo một mô hình tương tự như mô hình nêm giảm dần đầu tiên và rơi xuống mức thoái lui 50%, khi đó phe bán sẽ nhắm mục tiêu ở mức 132,87. Mức giá vừa nêu hiện đóng vai trò như ngưỡng hỗ trợ đầu tiên. Dưới đó, USD/JPY có thể giảm xuống mức Fibonacci 61,8% trên cùng khung thời gian tại 131,33.
Lưu ý rằng chỉ báo RSI trên khung thời gian 4 giờ đã bị quá bán, cho thấy cặp đôi có thể đã sẵn sàng bật tăng trở lại. Nếu USD/JPY di chuyển lên cao hơn, mức kháng cự đầu tiên sẽ đứng ở mức thấp nhất kể từ ngày 22/07 tại 135,57.
Phía trên đó có đường xu hướng dốc xuống của mô hình nêm gần ngưỡng 137,20 và sau đó là mức đỉnh gần đây tại 139,39.

USD/JPY đã giảm trong vài tuần qua. Tuy nhiên, điều này có lẽ là do tác động lợi suất trái phiếu Mỹ giảm chứ không phải vì đồng Yên mạnh lên. BOJ gần đây tuyên bố rằng họ sẽ thực hiện thêm các biện pháp nới lỏng nếu cần thiết.
Vậy nếu dữ liệu kinh tế từ Nhật Bản khả quan hơn thì điều này có thể sớm thúc đẩy đồng Yên tiếp tục tăng hay không? Có vẻ như sẽ khó xảy ra vì USD/JPY đang di chuyển dựa vào sự dẫn dắt của USD nhiều hơn là JPY.
Tuy nhiên, nếu cặp đôi này rơi về ngưỡng hỗ trợ ở mức thoái lui Fib 50% gần ngưỡng 132,87 như diễn biến trước đây trong mô hình nêm giảm dần đầu tiên, tỷ giá rất có thể sẽ bắt đầu bật lên.