spot_img

Tín hiệu lạm phát đẩy AUD/USD đi xuống

Trong phiên giao dịch ngày 26/7, cặp tiền AUD/USD đã để mất đà tăng sau những tín hiệu lạm phát mới từ Australia. Bên cạnh đó, tâm lý các nhà đầu tư cũng dè chừng hơn để lắng nghe động thái mới của Fed.

Tín hiệu lạm phát đẩy AUD/USD đi xuống
Tín hiệu lạm phát đẩy AUD/USD đi xuống

Quan sát bảng phân tích kỹ thuật có thể thấy, cặp AUD/USD đã liên tiếp thất bại trong việc đóng cửa ở bên trên đường kháng cự giảm dần đã tồn tại một tuần qua, quanh mức 0,6800, cũng như các đỉnh kép gần mức tròn 0,6900.

Tuy nhiên, sự hội tụ của các đường DMA 21 và DMA 200 đã thiết lập mức sàn cho cặp tỷ giá ở quanh mức 0,6730-25.

Phân tích kỹ thuật

Tín hiệu lạm phát đẩy AUD/USD đi xuống
Phân tích kỹ thuật

Những thay đổi trong tâm lý thị trường trước cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và các tin tức lạc quan từ Trung Quốc, cũng góp phần gây sức ép giảm giá đối với AUD/USD.

Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng lớn tới cặp tiền này là chỉ số giá tiêu dùng (CPI) toàn phần của Australia trong quý II đạt mức tăng theo quý là 0,8%, thấp hơn mức dự báo 1,0% và mức 1,4% của quý I. Chỉ số CPI trung bình lược bỏ của Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA) đạt 1,0% – thấp hơn mức dự báo 1,1% và mức 1,2% của kỳ trước đó. Hơn nữa, chỉ số CPI tháng 6 đạt mức 5,4% như dự kiến và thấp hơn mức 5,6% của tháng trước đó.

Tín hiệu lạm phát đẩy AUD/USD đi xuống
Phân tích kỹ thuật

Những thông tin trên khiến cho giới đầu tư có phần dè dặt hơn và cặp tiền AUD/USD cũng hạ nhiệt chờ đợi các định hướng rõ ràng trong tương lai. Bên cạnh đó, đây là thời điểm nên cẩn trọng trước quyết định chính sách của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) có thể hạn chế động lực của cặp tiền. Phần lớn thị trường đều đồng tình rằng khả năng FED tiến hành tăng lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm sẽ xảy ra.

Điều đáng chú ý là AUD/USD đã tăng mạnh nhất 2 tuần trong phiên ngày hôm trước sau khi những tuyên bố lạc quan từ cuộc họp của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc và Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc (NDRC), phát đi tín hiệu kích thích mạnh mẽ và hỗ trợ tâm lý thị trường.

Khảo sát cho thấy, kỳ vọng lạm phát 1 năm của người tiêu dùng đã giảm xuống 5,7%, trong khi Chỉ số Tình hình hiện tại và Chỉ số kỳ vọng người tiêu dùng lần lượt tăng lên 160,0 và 883, trong tháng 7.

Chỉ số Giá nhà tại Mỹ trong tháng 5 đạt mức tăng hàng tháng là 0,7%, cao hơn mức dự báo 0,2%; trong khi Chỉ số Giá nhà S&P/Case-Shiller cũng cải thiện nhẹ, ghi nhận mức giảm hàng năm 1,7%, thấp hơn so với mức dự báo 2,2%.

Tín hiệu lạm phát đẩy AUD/USD đi xuống
Phân tích kỹ thuật

Một thông tin đáng chú ý khác là những tín hiệu khởi sắc của kinh tế Mỹ đã hỗ trợ cho phe đầu cơ giá lên DXY. Chỉ số niềm tin người tiêu dùng Mỹ của Conference Board (CB) tăng từ 110,10 lên 117,0 trong tháng 7, thấp hơn mức dự báo 112,10.

Xét về biến động của đồng bạc xanh trong nhiều phiên vừa qua, giới phân tích nhận định đồng tiền này đang giao dịch ổn định để duy trì lợi nhuận.

Cụ thể, nhìn vào hiệu suất ngoại hối trong năm phiên giao dịch vừa qua, chúng ta có thể có được một cái nhìn sâu sắc về tâm lý thị trường và càng rõ hơn những lưu ý mà giới chuyên gia bàn luận trong suốt những ngày qua. Đầu tiên là những lo lại tại thị trường châu Âu và tâm lý lạc quan tại Trung Quốc. Đồng đô la Mỹ được đánh giá là đồng tiền mạnh nhất, bên cạnh đó, vẫn có những tổ hợp tiền tệ khác có thể đủ khả năng chống chọi với những biến động của đồng tiền này, đó là đô la Australia, Canada, đồng nội tệ của Na Uy. Hoạt động kém hiệu quả gần đây nhất là đồng euro, với tỷ giá EUR/USD giảm 1,3% trong tuần. Một số nguyên nhân hàng đầu của sự suy yếu này là dữ liệu PMI mềm và khảo sát cho vay của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB).

Hoa Nguyễn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
spot_img
BÀI VIẾT MỚI