spot_img

Cuộc chiến tranh giữa Nga – Ukraine làm WB và IMF bi quan diễn biến kinh tế toàn cầu

Trong dự báo kinh tế vừa qua, WB và IMF không còn nhiều niềm tin trong nền kinh tế toàn cầu, khi cắt mức dự báo xuống 3,1%.

Cuộc chiến tranh giữa Nga - Ukraine làm WB và IMF bi quan diễn biến kinh tế toàn cầu
Cuộc chiến tranh giữa Nga – Ukraine làm WB và IMF bi quan diễn biến kinh tế toàn cầu

Tham khảo thêm

Ngân hàng Thế giới (WB) đang mạnh tay hạ dự báo sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu trước những diễn biến phức tạp của chiến trang Nga- Ukraine, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) có hành động tương tự. Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia kinh tế cũng không đánh giá cao về những diễn biến về thị trường thế giới toàn cầu.

WB hạ triển vọng nền kinh tế toàn cầu

Chủ tịch WB David Malpass cho biết thêm mức định chế này sẽ cắt giảm những triển vọng về tăng trưởng kinh tế trong 1 năm gần đây. Theo ông Malpass nhận định khu vực Châu Âu, Trung Á sẽ suy giảm ở mức 4,1%, dự báo nền kinh tế Ukraine sẽ giảm xuống mức 45,1% và Nga sẽ giảm mức 11,2% trong năm 2022.

Ông Malpass nhận định rằng WB đang có kế hoạch đề xuất ngân sách 170 tỷ USD trong thời gian 15 năm để nhận đối phó những diễn biến tiêu cực của cuộc khủng hoảng toàn cầu. Giới chuyên gia cho rằng “Chúng tôi đang chuẩn bị để phản ứng lâu dài với các cuộc khủng hoảng và đưa ra những biện pháp xử lý cuộc khủng hoảng cùng lúc”

Ngoài ra còn những kế hoạch nối dài gói ngân sách lên đến 160 tỷ USD để đối phó đại dịch Covid-19 chưa có dấu hiệu kết thúc. Tổng thống World Bank cũng có những kế hoạch hỗ trợ các quốc gia tiếp nhận người Ukraine đang tị nạn. Ông nói rằng WB và IMF sẽ thảo luận và hỗ trợ mới cho Ukraine, cùng các chương trình tài trợ khác.

Mối đe dọa lớn nhất với nền kinh tế thế giới

Trong một tờ nghiên cứu gần đây của Financial Times đã báo cáo tình trạng “stagflation”, cùng với chiến tranh Nga-Ukraine là hai mối đe dọa lớn nhất của kinh tế thế giới năm nay. Theo nghiên cứu này, sức ép giá cả ngày càng lớn, sản lượng kinh tế suy giảm, và niềm tin sứt mẻ sẽ đặt ra thách thức đối với hầu hết các nền kinh tế trên thế giới trong năm 2022.

Các nhà hoạch định đang phải đối mặt với những lựa chọn khó khăn khi vừa phải kiểm soát đà leo thang của giá cả, gián đoạn nguồn cung và những biến động thị trường tài chính trong thời gian đại dịch bùng nổ. Ở thị trường Mỹ, chi tiêu của người dân vẫn tăng liên tục và thị trường lao động đang quay lại mức trước đại dịch, lạm phát của Mỹ vẫn đạt mức cao và chưa có dấu hiệu giảm, khi chạm mốc 8,5%

“Fed đang có nguy cơ mất kiểm soát lạm phát và có thể buộc phải thắt chặt mạnh hơn nhiều so với những gì họ đã phát tín hiệu, từ đó đặt ra rủi ro kinh tế Mỹ giảm tốc mạnh trong năm 2023”, ông Prasad nói.

Chuỗi cung ứng toàn cầu bị ảnh hưởng do các vấn đề của Trung Quốc xuất phát từ việc nước này quyết tâm theo đuổi chiến lược chống dịch hà khắc “zero Covid” (không Covid). Phong tỏa kéo dài gây suy giảm tiêu dùng, đầu tư và sản xuất, trong khi chính sách tiền tệ nới lỏng để cứu tăng trưởng có thể dẫn tới những rủi ro dài hạn đối với ổn định tài chính.

Zero Covid
Zero Covid

Có thể nói, Châu Âu là một trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi chiến tranh giữa Nga – Ukraine. An ninh năng lượng ở Liên minh châu Âu (EU) đang trở nên bấp bênh hơn bao giờ hết do nguy cơ gián đoạn nguồn cung năng lượng từ Nga. Niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp trong khối vì thế cũng suy giảm mạnh.

Ông Prasad khuyến nghị “Để giữ cho nền kinh tế toàn cầu duy trì được sự tăng trưởng tương đối, đòi hỏi phải có hành động nhất quán để giải quyết những vấn đề gốc rễ, bao gồm các biện pháp xử lý gián đoạn chuỗi cung ứng do đại dịch gây ra, các bước đi nhằm hạ nhiệt căng thẳng địa chính trị, và cả những biện pháp cục bộ như tăng đầu tư hạ tầng để nâng cao năng suất trong dài hạn thay vì chỉ củng cố nhu cầu trong ngắn hạn”

Học chơi trading

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
spot_img
BÀI VIẾT MỚI
spot_img